Thursday 6 October 2011

Cowboy

Những tấm ảnh của vợ chồng Thái Trang chụp về núi non trùng điệp tại Canada rất là đẹp. Người xem muốn hòa vào cảnh thiên nhiên, đi đến cảm giác không còn muốn bon chen vào cảnh đời ô trọc này và ước sao có những chuổi ngày an nhàn, có lẽ đây một báo hiệu tuổi bắt đầu về già, mệt mỏi tại cuộc sống thành phố và để đi tới cuộc sống điền viên.
Tuy nhiên có một điều tôi thích thú khi xem các bức ảnh loại này là tôi nhớ lại cuốn phim cũ kĩ “Apache”, loại phim cowboy, người Mỹ da trắng đi thu phục các bộ lạc da đỏ. Khi đến bộ lạc “Apache” họ gặp sự phản đối mạnh bạo của các dũng sĩ da đỏ tại đây. Người thủ vai chính cho cuốn phim là Burt Lancaster, trong các cuốn phim do ông Lancaster đóng thì tôi thích nhất cuốn phim mọi này và cuốn thứ hai là “The Train” loại phim chiến tranh đệ nhị thế chiến, phim quay trắng đen, nhưng tôi thấy kỹ thuật quay quá hay. Quay lại phim “Apache” thì cảnh trong đó là núi non trùng điệp, tuyết rơi phủ đầy đỉnh, y như là hình Thái Trang vừa chụp xong.
Thường xem phim Cowboy ai cũng nghĩ là phải sự nóng bức tại Texas hay Mexico. Chắc ở cái tuổi bọn mình bị ảnh hưởng loại phim Spaghetti Western hay còn gọi là Italo Western vì mấy ông đạo diễn là người Ý và hợp tác với ông bạn hàng xóm là Tây Ban Nha để làm phim. Mà loại phim này không quay tại Holywood hay Texas, mà quay tại Tây Ban Nha. Các phim này thường thì ngân sách bỏ ra rất thấp, lâu lâu có ông đạo diễn xuất chúng mời được diễn viên Holywood qua đóng, đó là đạo diễn Sergio Leone làm được ba cuốn phim rất là ăn khách là “A Fistful of Dollar” , “For a few dollars more” và “The Good, Bad and Ugly” do tài tử Clint Eastwood thủ vai chính. Các cuốn phim này đều do nhà soạn nhạc hòa âm xuất chúng là ông Ennio Morricone nên làm cuốn phim càng gây cấn, nhưng tôi lại thích cuốn phim “A Fistful of Dynamic” cũng do ông Sergio sản xuất. Nội dung phim là “một anh chàng cách mạng người Ai Nhỉ Lan thất bại cuộc đấu tranh bên đó, bị truy nã và sau cùng anh ta trốn qua Mexico. Qua đến đó anh ta gặp một tên cướp chuyên cướp bóc và hãm hiếp. Tên cướp này thấy được biệt tài sử dụng bomb và chất nổ của nhà cách mạng thế là hắn tìm cách dụ khị anh này đi cướp nhà Bank. Còn anh chàng Ai Nhỉ Lan muốn ủng hộ cuộc cách mạng tại Mexico nên nghĩ cách cướp tiền. Thế là một người với tư tưởng cao cả đi chung với một tên với tư tưởng đốn mạt nhất, đó là một sự thú vị nhất trong cuốn phim và sau cùng trong một cuộc chiến đấu với quân đội Mexico nhà cách mạng trúng đạn qua đời, còn tên cướp trở thành một người anh hùng của nhân dân, đối với hắn là một sự vinh quang bất đắc dĩ nhưng ai biết?”

Thời còn ở Việt Nam, lúc còn bé, tôi hay được bà mẹ dắt đi rạp Đại Đồng tại đường Cao Thắng coi phim, vé vào rạp rất rẻ 10 đồng hai phim, nên hầu như tuần nào tôi cũng được đi coi. Tôi còn nhớ hay đi xem loại Cowboy Django, anh chàng coi rất là ngầu, đi lại cứ đem cái quan tài, trong đó để khẩu súng trung liên. Sau này qua đến Anh, tôi không được thấy loại phim Django chiếu trên màn ảnh TV tại Anh quốc. Mới đầu tôi không hiểu sao sau mới biết những thập niên 70 hay 80 tại Anh rất khắc khe trong việc nhập phim có tính cách giết người dã man, trong phim Django thì bắn trúng đạn máu giả chảy ra khá nhiều thấy cũng dơ như phim “độc thủ quyền vương” hay “độc thủ đại hiệp” do Vương Vũ đóng, anh ta vung gươm thì đầu giả rơi bụp bụp và máu phọt thành vòi. Nên loại phim này cấm chiếu trên TV Anh cho đến thập nên 90 mới cho lên màn hình nhỏ. Ngoài ra giờ tôi cũng mới hiểu nhiều loại cowboy của Ý làm giá cả thấp nên các xứ nghèo là chuộng để làm Business. Với là loại phim nước ngoài nên tiếng Anh cũng dể hiểu, không như loại phim chiếm giải Oscar coi hoài mới hiểu được ý tứ sâu sắc.
Trong chương trình “100 films you must see before you die” thì loại phim Spaghetti Western không đánh giá cao như loại phim “High Noon”, “Gunfight at the O.K. Corral” , “The Magnificent Seven”... Kể ra nội dung loại phim “High Noon” rất dể hiểu nhưng đạo diễn tạo ra từng phút gây cấn, người Sheriff phải rượt theo thời gian để chận tên cướp tới thành phố của mình, tiếng đồng hồ kêu cút cu treo trên tường ít nhiều cũng đã cho diễn viên khiêm đạo diễn Lý Tiểu Long tạo ra một đoạn trong phim “Mảnh Long Quá Giang” là tiếng đồng hồ treo tường cũng kêu cút cu điểm 12 giờ đêm là có sát thủ đến giết. Sau này tài tử Jackie Chan cũng khai báo với tổ chức là anh học làm phim trong các phim cũ của Holywood rất nhiêu như phim cười loại không có tiếng của Mỹ do diễn viên Harold Clayton Lloyd, ông ta nổi tiếng trong cảnh ôm cái đồng hồ trên tòa cao ốc , nhờ đó Jackie Chan đã đem vào phim Project A phần 2 và gần nhất là phim Shanghai Noon 2 cảnh hai anh chàng đu chuông Big Ben tại London. Kể ra những nhà phim ảnh Hong Kong mượn tư tưởng Holywood khá nhiều, cũng như nhà văn kiếm hiệp xuất chúng là Kim Dung đã mượn phim “The Man with Iron Mask” bỏ vào pho “Thiên Long bát bộ” , đoạn Du Thản Chi quá yêu A Tử nên bi đóng cái đầu sắt. Hay pho “Liên Thành Quyết” cũng bị ảnh hưởng đôi phần trong truyện “The Count of Monte Carlo – Bá Tước Kích Tôn Sơn” , rồi pho “Xạ Điêu Anh Hùng truyện” cảnh Hoàng Dung và Hồng Thất Công lên đảo hoang kiếm sống cũng như truyện “Robinson - Lỗ Bình Sơn”...
Phim Cowboy ngày xưa có những nét độc đáo và thu hút, vì phim quay nhiều cảnh thiên nhiên xem rất thích. Ngày nay thi phim Cowboy không còn ăn khách nữa. Trong những năm vừa qua cũng có một số phim Cowboy ra đời nhưng không để nhiều ấn tượng như thời xa xưa. Trong quá khứ nhiều diễn viên thành công với phim Cowboy nhưng các diễn viên gốc Anh thì chẳng bao giờ đóng được phim Cowboy nào cả như diễn viên nổi tiếng như Richard Burton thi không bao giờ tìm thấy ông ta trong phim cowboy hết. Như cô bạn Ngọc bạn của Hương có nói phim Cowboy mà có British Accent nghe có được hay không??? Đúng là vậy rồi....

THE TRAIN

Tôi nghĩ hoài mà không biết sao dịch chữ “Train” ra chữ Việt Nam cho được đúng nghĩa. Mới đầu học chữ Anh, mở tự điển Anh Việt của ông Nguyễn Văn Khôn và Lê Bá Kông thì được biết là “ Train = Xe Lửa hoặc xe Hỏa”. Nghe vậy tôi biết là một cái đầu tàu có một động cơ máy rất mạnh kéo nhiều toa chạy trên một đường rầy làm bằng sắt. Từ đó trở đi hể ai hỏi tôi Train tiếng Việt gọi là gì? tôi trả lời không cần suy nghĩ là “Xe Lửa” .

Ngày ngày trôi qua, tôi sử dụng “Train” rất là nhiều, đi trong thành phố thì tôi đi bằng “Underground Train” . Đi qua Pháp tôi cũng đã đi bằng “Train” . Đi qua Đức tôi cũng đã từng đi bằng “Train”. Đi lại từ thành phố này qua thành phố kia của nước Anh tôi cũng đã đi bằng “Train”. Vào thập niên 80 hệ thống “Train” xuyên lục địa Châu âu tốc độ chạy còn rất chậm. Từ London đi Paris mất hết 8 tiếng. Còn London đi Frankfurt (Tây Đức) mất hết 18 tiếng.

Cho đến khi anh Pháp sáng chế ra cái đầu tàu tốc hành vào khoảng năm 1986 là từ đó bắt đầu đào thoải những chuyến tàu chậm và đến nay thì không còn các chiếc tàu chạy cà xịch cà tàng chạy ở các tuyến đường rày tại các quốc gia Tây Âu nữa. Thời gian bây giờ đi từ London-Paris chỉ còn 2 tiếng 15 phút mà thôi, thời gian được giảm xuống nhiều như vậy thì cũng phải nói nhờ hai yếu tố là đường hầm xuyên biển từ Anh qua Pháp được hoàn tất vào năm 1994 và thêm đầu tàu với tốc độ có thể đạt đến điểm cực nhanh nhất là 574.8 km một giờ (khoảng 356 mile một giờ).

Về Việt Nam tôi cũng đã đi qua “Train”, tôi đi từ thành phố Vinh lên đến Ga Hàng Cỏ Hà Nội. “train” Việt Nam chạy rất chậm và hay xảy ra tại nạn. Không phải là hai đầu tàu đụng nhau mà hay xảy ra là tàu đang chạy thì bổng có người lái xe gắn máy muốn sang bên kia đường, không biết tên lái xe gắn máy tính toán làm sao , nghĩ là mình lái nhanh hơn nên vượt qua, nào ngờ xe và người rủ nhau qua thế giới bên kia.

Đi “Train” của Việt Nam thì dịch vụ trên xe cũng không quá tệ, mua vé hạng nhất có giường nằm, rồi có người đem thức ăn uống đến và có nhức đầu thì cũng có người đem thuốc men đến. Tuy nhiên hệ thống “Train” của Việt Nam được xem là chậm nhất thế giới. Ngoài ra sự bực mình nhất là khi xuống Ga Hàng Cỏ là dân xe khách chạy bám riết để đưa mình về nhà hay khách sạn. Ngoài ra điều đáng tiếc là mình không giữ được truyền thống ngành đường sắt của Việt Nam như lịch sử, những đầu tàu đã được sử dụng hay hình ảnh xây dựng đường sắt.

Quay lại từ “Train” mà tôi có lúc đầu là đến nay không biết sao nói cho vừa ý là ngày xưa tất cà “Train” đều chạy bằng hơi nước và nhờ lửa đốt lên để chạy thì mình gọi “Xe Lửa hay Xe Hỏa” và loại xe đó người Anh gọi là “Steam Train”. Sau đó loại xe đó được chuyển qua điện thì nếu ta còn giữ “Xe Lửa” thì có đúng không? và bây giờ khoa học càng tân tiếng nào là xe được chạy bằng từ trường hay nam châm gì đó với tốc độ rất là nhanh thì vậy mình còn dịch ra “Xe Lửa” nữa không? Tôi cũng ráng tìm Website Việt Nam để xem họ có gọi trang Web của họ là “Hỏa Xa Việt Nam” không nhưng xem chừng họ cùng không nói tới chữ “Xe Lửa” nữa, họ chỉ gọi trang Web của họ là “Đường Sắt Việt Nam” có lẽ là họ dịch từ chữ “RAILWAY”.

Vậy theo các bạn chữ “Train” gọi sao cho chính xác bằng tiếng Việt hay cứ nghĩ như cũ nhưng nếu một ngày một đứa bé Việt Nam lớn lên tại hải ngoại hỏi mình tại sao gọi “Xe Lửa” trong khi xe ấy không chạy bằng lửa thì không biết giải thích như thế nào?

Ngày nào năm ấy

Vào 30 năm trước cũng đúng thời gian tuần cuối cùng của tháng 7 , tôi được một tuần nghỉ hè trên đảo Wight (Isle of Wight). Lúc đó tuổi tôi là 14, mới được đến nước Anh định cư hơn một tháng trời và gia đình tôi còn phải sống trong trại tạm cư để đợi chính phủ cấp nhà, nên vậy thời gian sống trong trại đối với tôi là thần tiên nhất. Vì không phải xách cặp đến trường để học những bài toán hình học đối với tôi vô cùng khô khan, những bài học thuộc lòng như sử ký hay địa lý chẳng hấp dẫn tôi tý nào. Còn trong trại tạm cư ngày ngày tôi đi học tiếng Anh, chiều về mượn vợt đi đánh Tennis, về đêm thì lên phòng sinh hoạt công cộng chơi bong bàn và xem TV mà chỉ xem hình thôi vì người ta nói gì trên TV tôi chẳng hiểu gì hết.


Ngày tháng tại đây tôi chẳng biết thế nào là buồn, nhất là khi tôi được tuyển chọn trong một nhóm 15 người Việt Nam đi đến đảo Wight sinh hoạt với một nhóm nhà thờ Anh giáo. Vì mới qua, gia đình tôi chưa đủ sức sắm một cái túi xách cho tôi, nên quần áo tôi bỏ vào trong cái túi nylon ở ngoài viết chữ IOCM (cục di dân của cao ủy tị nạn). Đâu có thành vấn đề vì được đi chơi là thích rồi. Trong nhóm 15 người Việt, chỉ có tôi là nhỏ nhất và chẳng biết câu tiếng Anh nào ra hồn nên vậy trong vòng 1 tuần lần đầu sống chung với người Anh là tôi chỉ biết cười và chỉ chỏ.

Chiếc xe 16 chỗ ngồi đưa chúng tôi tới cảng Southampton (xem hình tàu bè đi lại), đây là một nơi khó quên trong lịch sử hang hải Anh quốc vì là chỗ khởi hành của chiếc tàu Titanic, được mệnh danh là chiếc tàu đi an toàn nhất trên thế giới, thế mà ông thuyền trưởng và các nhân viên lái tàu không biết cúng thủy thần cho chuyến đầu tiên được thượng lộ bình an và sau cùng ai cũng biết chiếc tàu mang cái tên vĩ đại đã chầu hà bá, nhờ vậy gần 100 năm sau mấy ông đạo diễn Hoa Kỳ làm phim để hốt bạc thiên hạ.

Lần đầu tôi mới biết thế nào ăn sáng của người Anh (English Breakfast), cách đó hơn hai tháng tôi ở một quốc gia không có tiền mua sửa để uống, không còn biết thế nào là mùi vị nước coca, con ăn sang với trứng gà là thứ xa xỉ phẩm và những thức ăn khác... Thế mà cuộc đời tôi được thay đổi ê chề thức ăn uống. Nhóm người Anh trong nhà thờ họ quí bọn tôi lắm, thấy tôi không có quần bơi là họ đi mua cho tôi, thiếu khăn tắm thì họ sắm cho tôi. Còn tôi thì đôi mắt luôn liếc lên lếc xuống với mấy con bé đồng tuổi người Anh, vì tiếng Anh của tôi chỉ có hạn, thấy mấy con bé câu đầu của tôi là “What’s your name?” câu kế tiếp là “How old are you?” thế là xong, nên con bé nào tôi cũng biết tuổi hết. Mà phải nói sao gái Anh tụi nó đẹp thế nhìn mà cứ thấy tụi nó như Ngọc Nữ còn tôi chẳng được Tiên Đồng chút nào cả, chán thật.

Chương trình sinh hoạt cho bọn tôi thú vị lắm, ban ngày là chơi thể thao, sau đó đi tắm biển, rồi đi du lịch quanh đảo, tối về trao đổi văn hóa, tôi thì không biết nói rồi, cứ “Yes” một chập rồi “No”, bí quá thì vẽ hình diễn tả. Qua phần văn hóa là họ đổi tiết mục cho coi phim vì là nhà thờ nên phải cho bọn tôi coi phim đạo, tôi còn nhớ họ cho tôi coi phim ca kịch là “Jesus Christ Super Star”, lúc đó mà ai hỏi tôi có biết hai thiên tài viết và sang tác nhạc cho ca kịch là “ Tim Rice và Andrew Lloyd Webber” thì đúng là đang nói chuyện với thằng điếc. Tuy nhiên nhờ một thằng Việt Nam đi chung đoàn nó là người có đạo Catholic nên nó giải thích cho tôi được cốt chuyện, phải nói nhạc kịch chuyển qua thể Rock nên nghe khá hay và tôi thích nhất bài “I don’t know how to love him”. Rồi những ngày kế tiếp về đêm họ mở Disco cho bọn tôi nhảy nhót. Một tuần như vậy trôi qua rất mau và rồi thoáng giờ đã đúng 30 năm rồi.

Lần này ngoài đi chơi đảo Wight, tôi cố quay lại trại tạm cư. Đứng trước cổng trại tôi bùi ngùi nhìn vào mà nhớ lại ngày nào năm ấy tôi đi cùng gia đình đi vào đây, tay xách cái túi nylon, trong đó chứa đúng một bộ quần áo được phát tại trại tị nạn Hong Kong, vài miếng bánh mì lấy trên máy bay, vài cục đường và bơ, chân thì mang đôi dép cao su. Mặt thì ngơ ngác nhìn chung quanh, thấy cái gì cũng lạ lung hết.
Trại tạm cư nay đóng cửa, chủ đất tính cho thuê, nên không cho ai vào thăm, tôi đứng bên ngoài nhìn những căn nhà tạm cư trước tôi từng ở nay đã bị tan hoang, cửa sổ mục nát, mái nhà hư nát, tôi chỉ còn cách để máy hình chụp vài tấm kỷ niệm.
Trước khi rời trạm cư, tôi đến them một nơi là khu chợ gần đó, vì lúc còn sống tại đó, tôi hay ra khu chợ để mua kẹo bánh hay gởi thơ cho bạn bè tại Việt Nam. Khu chợ nay hoàn toàn thay đổi sau 30 năm nhưng tôi vô cùng ngạc nhiên là hai tiệm còn y nguyên là tiệm bán báo và bưu điện. Với tôi bưu điện này có một kỷ niệm là tôi có cái thú sưu tầm tem từ thuở bé. Khi còn Việt Nam, bà bác tôi rất thương tôi hay cho tôi tiền ăn sang, nhưng tôi cứ nhịn ăn để dành tiền rồi tới khu Dân Sinh mua tem của Việt Nam Cộng Hòa, nên đến giờ tôi còn một tập tem từ năm 1954 cho đến 1975. Khi qua tới Anh, vào bưu điện tôi thấy tem là tôi sáng mắt liền. Tôi nhớ bố tôi cho tôi đúng 1 Anh kim để mua kẹo, nước và bánh, nhưng tôi vào bưu điện thấy bộ tem là tôi muốn mua ngay, nhưng lúc đó trình độ tôi không đủ nói để mua “One set of stamp”, tôi chỉ khả năng nói “Can I buy a stamp please?” nói vậy là họ đưa tôi con tem thôi. Sau đó tôi nhìn thấy giá tiền của mỗi con tem, thế là tôi có sang kiến là cứ nói giá tiền một con tem thì như vậy ông bưu điện sẽ đưa tôi bộ tem thôi. Thế mà tôi đạt được như ý và ông bưu điện cười và hiểu được ý tôi. Sau đó tôi vẫn tiếp tục sưu tầm tem mà tôi chỉ mua tem Anh thôi và tính ra tôi cũng được 30 năm mua tem rồi.
Giờ nhìn lại thì tôi đã 44 tuổi, đầu đã có tóc bạc, mẹ tôi không còn nữa, bố tôi đã 75 tuổi rồi và em tôi nay 34 tuổi, vậy mà mới ngày nào em tôi bằng tuổi thằng con thứ 2 của tôi và tôi còn ở tuổi Teen. Thời gian không chờ đợi ai và tôi không biết ngày nào tôi sẽ quay lại đây? Hay chẳng bao giờ nữa...

Barcelona

Barcelona là một thành phố lớn thứ nhì tại Tây Ban Nha, nằm sát bờ biển Địa Trung Hải về phía đông bắc, với dân số là 1 triệu 6 (vào năm 2008), là một thành phố được nhiều người biết đến và được xếp hàng thứ sáu trong cộng đồng Châu Âu Barcelona được xem là đô thị quốc tế vì có một tầm vóc quan trọng về thị trường kinh tế, thương mại, giải trí và giao dịch quốc tế. Ngoài ra tại đây có những kiến trúc nổi tiếng mà mọi người đều nhắc đến hai kiến trúc sư đại tài ở đẳng cấp quốc tế là ông Antoni Gaudi và ông Lluis Domenech I Montaner. Công trình của hai ông đã được UNESCO chứng nhận là di sản quốc tế. Đồng thời nhiều người đã biết được Barcelona là nhờ Thế Vận Hội 1992 được tổ chức tại đây.

Nếu ai định cư tại Châu âu thì việc đi du lịch tại Barcelona rất dể dàng, chỉ cần một “long weekend” là đủ đi thăm viếng thành phố biển này rồi. So với sinh hoạt tại Nice (khu du lịch nổi tiếng bên Pháp) thì Barcelona có phần rẻ hơn và phương tiện di chuyển công cộng cũng tiện lợi hơn là nhờ có thêm hệ thống xe điện ngầm và nay họ tạo ra một hệ thống xe đạp rất là hữu ích. Ở một số bến xe điện ngầm hoặc nơi mọi người hay đến là họ để một dãy xe đạp khoảng 20 chiếc, chúng ta chỉ cần bỏ tiền vào mở khóa là lấy xe đạp khắp nơi, sau khi đạp xong thì tìm chỗ nào có bãi xe thuận tiện thì khóa trả lại xe. Đây là một ý thức tự giác rất là cao vì một số quốc gia trên thế giới không thể làm được là dân đạp xong đưa cho tên khác đạp để khỏi bỏ tiền, có khi đạp về nhà khỏi trả lại xe làm chi cho rắc rối. Xe máy cũng khá thông dụng tại đây, những chiếc xe như Vespa, Honda... được lái khắp phố phường.

Vì là thành phố thu hút khách du lịch bốn phương nên khách sạn, nhà nghĩ, nhà hàng, quán ăn, quán nước... mọc khắp nơi. Nhờ vậy cách nấu nướng khá ngon, nhất là đồ biển bán đây khắp nơi, bỏ ra khoảng 150 us đô la là hai người ăn mệt nghĩ về tôm, cua, sò óc và những con nào sống biển có thể ăn được. Tuy nhiên ẩm thực Hoa Kỳ vẫn xâm lấn vào Barcelona một cách dể dàng, dù ta có chê thức ăn Mỹ nấu chẳng ngon, uống thì dở ẹt mà các nhà hàng chung quanh phải chào thua trước anh chàng Mac Donal, Kentucky và Cà Phê Starbuck. Vì dù sao đi cho nữa du khách đến vùng biển này thì khách nhà nghèo vẫn đông hơn khách nhà giàu nên vậy các quán hàng bình dân luôn tấp nập. Ẩm thực Á châu không ồ ạt tại đây, tiệm ăn tàu chiếm là nhiều nhất mà trong khi đó khó tìm được tiệm Ấn độ, Nhật, Đại Hàn và không thấy tiệm phở nào cả. Nhưng ta có thể tìm được hương vị Sài Gòn tại đây vì đâu đâu cũng là quán cà phê đầy đường, mà có phần đẹp hơn các quán tại Việt Nam nữa vì nhiều hàng cây bóng mát, chứ không phải chỉ có mỗi con Đường Duy Tân cây dài bóng mát đâu, ngồi tại quán là người người đi lại chung quanh, nhìn lên là những căn nhà với loại cửa sổ gỗ như bên Việt Nam và nhìn bảng số nhà thì khó mà quên loại bảng số nhà tại các biệt thự từ thời Pháp ở tại Hà Nội. Người dân xứ “Bò Tót” ồn ào cũng như dân Việt Nam mình, bất cứ tại chỗ nào họ cũng nói chuyện oang oang, họ hay sống ngoài đường, có lẽ vậy những xứ nóng chẳng bao giờ tìm được nhà văn hay nhà thơ, chỉ có vùng đất lạnh thì phải ở trong nhà viết lách, bởi vậy ta không thấy gì lạ khi thấy miền Bắc nhiều nhân tài văn chương hơn trong miền Nam Việt Nam.

Từ ngày Châu âu thống nhất đã gây ra một sự tệ nạn trong các thành phố du lịch của các quốc gia tây âu. Người đông âu lan tràn qua mang vấn đề móc túi, ăn cắp, gái đứng đường và ăn xin. Nên vậy Barcelona được ghi nhận là một tụ điểm cho gái làng chơi mà trong đó có sự xuất hiện thêm các cô gái từ Hoa lục. Họ móc túi có phần tinh vi hơn là tạo ra những cảnh là một cô gái nữ sinh ngây thơ đứng hỏi đường, rồi một chàng trai từ đâu đó xuất hiện để mất hết cảnh giác và sau cùng tên móc túi đứng gần đấy để hành nghề. Cái trò chơi bạc bịp đơn giản nhất mà sử dụng bao nhiêu năm nay là ba cái cốc úp xuống, một viên bi trong đó xoay đi xoay lại hỏi viên bi đâu và xin quí vị đặt tiền, thế là ào ào những cò mồi vứt xuống 20, 50, 100 Euro.... và tên nào bỏ nhiều sẽ thắng để dụ khị một con chim khờ khạo nào đó lọt vào trong bẫy.

Bờ biển Barcelona khá đẹp nhờ bãi cát vàng, thời tiết tại đây tuyệt vời để tắm biển vào những ngày nóng lên đến 30 độ c (khoảng 85 -86 độ F), nước biển thì rất mát không lạnh tí nào , nước biển trong hơn nước biển Vũng Tàu, nên có thể tắm nhiều giờ không thấy chán, nhất là một số tiên nữ để ngực trần tạo ra những ánh mắt lén lút nhìn từ nam giới, cái nhìn kín đáo nhưng chắc trong lòng các ông đều suýt xoa sao “con gái nhà ai có bộ ngực đẹp thế?”.

Nhìn lại Tây Ban Nha, vốn là một cường quốc trong quá khứ, ngôn ngữ của họ đã lan tràn khá nhiều trên các quốc gia tại Nam Mỹ, vì thế đối với người Argentina hay Mexico đi Tây Ban Nha như đi thăm mẫu quốc cũng như dân Brazil đi qua Bồ Đào Nha, nhưng rồi “,Thế Chiến Quốc, Thế Xuân Thu” người Tây Ban Nha đã đánh mất chữ “Oanh” để còn chữ “Liệt”. Nên ngày nay ít ai còn nhắc đế Đế Chế Tây Ban Nha, ngoài ra cũng có cái lạ là Tây Ban Nha là một quốc gia say mê bóng đá, họ sinh sản ra rất nhiều siêu sao cho môn túc cầu và các lạc bộ nổi tiếng trên thế giới như Real Madrid, thế mà trong lịch sử bóng đá thế giới chưa bao giờ các cầu thủ xứ Bò Tót cầm được cái cup Jules Rimet trên tay nhưng người dân bản xứ đều hy vọng lần tranh giải 2010 tại Nam Phi sẽ đến lượt họ và có thể ước vọng của họ đến sự thật vì hiện nay các cầu thủ tại đây có phong độ cao nhất so với các quốc gia lân cận.

Hãy đi đến Barcelona một lần và chúng ta có thể nói là “Barcelona is one of the 100 cities in the world you must see before you die”.

Đám cưới Việt Ấn

Những lời nhận xét của bác Giao về “Dân sắc tộc tại Úc” cũng vào nhằm lúc Quân vừa quay xong một Video đám cưới giữa Ấn và Việt. Nên thế có vài lời để cho thấy tình thắm thiết nồng nàng của hai sắc tộc và một hài hòa của tôn giáo.

Theo kinh nghiệm trong nghề quay phim cưới thì Quân thấy một đám cưới có sự tổ chức chu đáo, có kế hoạch và chương trình đầy đủ là thường chi phí rất là tốn kém. Nhất là khách đi dự tôn trọng lễ cưới thì càng mang nhiều ý nghĩa. Không như một số đám cưới là một số khách hàng thuộc loại giàu ngang hông. Quân đi làm việc là vừa mới đến nhà chú rể, lo đem máy móc ra sữa soạn là nghe gia chủ dặn dò là đám cưới này hoành tráng lắm đó, rán mà quay cho đẹp. Khách dặn thì mình phải cố, nhưng rồi lúc quay thì chẳng thấy một lễ nghi gì hết, thằng chú rể cứ chạy lên chạy xuống như “Tôn Ngô Không”, còn bạn bè nó cứ nói chuyện ào ào và không quên tiếng chửi thề trong đó. Lúc bảo người đại diện phát biểu vài câu thì ông này đùn cho ông kia, không ai chịu nói hết. Một lát sau tui nó la lên xe hoa đến rồi chúng ta đi rước dâu, không cần lễ gia tiên gì hết. Chạy ra ngoài để đặt máy quay thì mới thấy 8 chiếc xe Limo và một chiếc xe cưới cổ điển, lúc đó người quay mới hiểu chữ “Hoành Tráng” và phải biết thân là làm sao cho vào ống kính hết các chiếc xe này, thiếu một chiếc bảo đảm là thợ quay phim dở quá không bằng thợ bên Việt Nam. Kể cũng lạ, hể bị chê dở là cứ đem mấy ông thợ bên nhà làm tiêu chuẩn, chứ không đem thợ Tây ra hù mình.

Quay lại đám cưới Việt Ấn , thì người quay biết được, cô Dâu là Việt Nam, sang đầy dưới 10 tuổi xem như là thế hệ một rưởi, còn chú rể là Ấn, xem chừng gốc cũng to vì trong họ có người làm tới chức Tướng tận bên “Tân Đề Li”. Chú rể và Cô Dâu đều học thành tài và nhà cửa tới ba bốn căn, vừa ở và vừa cho thuê. Bối cảnh tài chánh gia đình như vậy là vững chắc. Nên vậy có thể nói một câu là “tiền bạc không phải là vấn đề”.
Người quay phim cưới được gọi lên khách sạn 5 sao trên trung tâm London để làm việc, chứ không tổ chức tại nhà. Xem ra cũng có những nguyên nhân chính đáng vì trong quá khứ người quay đã đi quay thuần túy đám cưới Ấn Độ tại nhà, đúng lễ nghi thì mất cũng cả 4 tiếng đồng hồ. Còn lễ nghi Việt Nam thì ai cũng biết rồi, tính ra cũng hai tiếng, Có lẽ thế nên hai đứa cắt đi thủ tục này mà chỉ đi thẳng vào thủ tục tôn giáo mà thôi vì chú rễ là Hindu – Bà La Môn còn cô Dâu là Thiên Chúa Giáo (Catholic) mà là đạo gốc vì trước năm 1954 là người Bùi Chu – Phát Diệm, di cư vào nam là định cư vùng Long Khánh rồi chuyển sang Hố Nai. Trong quá khứ chắc cũng là những gia đình “Tử Vì Đạo”. Bởi thế làm sao dung hòa tôn giáo là một vấn đề. Khi xem chương trình thì kể ra hai đứa bé khá là khéo léo. Tụi nó thuê cái sảnh lớn, rồi một dàn Ấn độ chuyên lo dựng dàn tạo ra một sân khấu để một lát ông Thầy Hindu lên làm lễ. Trên đó họ để 5 món đồ để thầy làm lễ là:

Giỏ hoa – tương trưng vẻ đẹp trời ban
Quả dừa – tượng trưng sự thụ phấn tạo ra hoa quả
Ngũ cốc – Thực phẩm nuôi chúng ta hàng ngày
Ghee (chỉ biết một loại bơ) – tượng trưng thiêng liêng của hỏa thần
Kumkum – một loại bột đỏ để cho thấy linh hồn của ông chồng nay đã gắn bó với bà vợ (chắc lấy tui rồi ông đừng đi lạng quạng với ai nữa).


Chắc vì đây một đám cưới hòa đồng tôn giáo nên ông Thầy Hindu cũng biết cách cắt bớt phim, chứ làm đúng lễ thì chắc bên nhà gái bỏ đi ra ngoài hết, vì theo Quân nhớ là còn những lễ bắt đầu như cầu thần Gahnes trước, cầu chín hành tinh trong vũ trụ nhằm giúp hai vợ chồng không phải rơi vào cảnh đói khổ. Rồi khi cô dâu đến nhà chồng là chú rể đưa chân phải ra rửa bằng sửa mật ong và sau đó một tấm vải che mặt chú rể là không cho thấy cảnh cô dâu đến nhà chồng như thế nào.
Ông Thầy Hindu liền vào lễ chính là dùng sợi dây thừng cột lại thành một cái Knot để cho thấy sự kết hợp vĩnh viễn của hai vợ chồng. Ông thầy giảng một hồi là khai hỏa, đốt lửa thánh lên tượng trưng một sự thông thái và niềm vui vĩnh cửu. Tiếp theo thầy để một cục đá, kêu cô dâu đặt chân lên, để cho thấy nhà chồng vững chắc, không có một kẻ nào dám tới phá hoại gia cang và vượt qua mọi khó khăn. Kế đó anh cô dâu bỏ một nắm gạo trên tay cô dâu mà gạo này đã được hơi qua ngọn lửa của ông Thần hỏa, sau đó cô dâu đọc kinh với thần chết, mình hay gọi là Diêm Vương, để ngài cho sống lâu, cho niềm vui và thịnh vương.
Mấy lần trước Quân đi quay phim là toàn Ấn độ, nên khi làm lễ thì họ nói tiếng của họ, nên mình không rõ hết ý nghĩa. Lần này thì ông Thầy Hindu phải giải thích mỗi lần làm lễ vì nhà gái đâu hiểu gì hết. Nhờ vậy, thợ quay cũng biết thêm một số kinh nghiệm. Lễ của họ còn thêm một số thủ tục nữa như đi vòng quanh lửa, chúng ta cùng nhau bước lên bảy bước, rồi chú rể cầu nguyện cho cô dâu, cả hai cùng rờ tim nhau và để quả dừa trước bánh xe cho xe cán qua với ý nghĩa thượng lộ bình an.
Nhờ ông Thầy Hindu làm bớt đi thủ tục chính qui, nên khoảng một tiếng rưởi là thợ quay và thợ chụp được ngồi xã hơi. Vì thế có dịp tiếp xúc với Thầy Hindu, kể ra Thầy này cũng biết Tiếp Thị lắm, Thầy rút ra cái thẻ Visit , dặn dò nếu đâu có lễ cưới là kêu là Thầy tới ngay, còn thiếu thốn trình bày hôn lễ thì báo Thầy thì Thầy cũng đầy đủ dịch vụ từ A đến Z .
Xong nghi thức Ấn, mọi người được ăn Buffe với thức ăn Ấn, kể ra cũng ngon nhưng không có thịt Bò mà thôi. Phần ẩm thực được chấm dứt, mọi người lên chiếc xe coach hướng về nhà thờ Thiên Chúa giáo. Đây là một nhà thờ được xây từ thời Trung cổ, các viên gạch và đá rất là đẹp, có những góc cạnh tuyệt vời cho các ông thợ chụp ảnh. Người xưa dùng những tảng đá để xây cất, theo thời gian ai nấy điều biết đây là đồ cổ. Còn nhà Thờ Đức Bà tại sài gòn dùng gạch nên lúc chụp ảnh thấy còn quá mới, do vậy không tăng được hết vẻ đẹp cho một hình cưới.
Đôi lúc cũng phải công nhận “Phi Kim Ngân bất thành đại sự”, không tiền cũng khó mà hoàn tất mọi việc. Khi Cha làm lễ thì cũng có giá để chi ra, lễ dài hay ngắn cũng tùy thuộc theo chi phí. Sau nhiều năm, thợ quay cũng mới rõ là dân Việt mình vẫn thích Cha Việt làm lễ, nhiều nguyên nhân, bảo đảm là phí tổn rẻ hơn, lúc làm Lễ thì Cha Việt giảng nhiều hơn, mà cũng phải nói muốn thành một vị Cha được mọi người nể phục cũng không phải là dể vì trong đó cần phải thêm yếu tố trời cho, nói theo đạo là phải được Chúa ban, tức là phải có giọng nói thuyết phục và thu hút trước công chúng, các bài giảng nghe thích thú. Vậy chứ có một lần quay một ông Cha Việt Nam đang giảng cho một hôn lễ. Cha dem câu chuyện “Anh phải sống” của nhóm Tự Lực Văn Đoàn là làm chuyện khuyên răn, nhưng kẹt là thằng quay phim đầu óc lệch lạc không nghĩ chuyện cô vợ phải hy sinh một cách cao cả mà chỉ nghĩ là chưa chi giảng câu chuyện cho hai đứa bỏ nhau rồi là đứa còn đứa mất. Nên phì cười làm ông Cha nhìn quát một cái. Rồi chẳng những vậy nghĩ làm CHA cũng khó nhỉ, nếu trong ngày CHA vừa lo xong hôn phối thì phải cười nói, chúc vui. Tới chiều mà phải lo tang lễ thì phải chia buồn, kể ra không phải là dể.
Quay lại câu chuyện, thì người quay biết là cô Dâu tốn chi phí là khoảng 1000 đô la để tiến hành lễ hôn phối ở mức căn bản thôi là Cha chỉ giảng 10 phút sau đó đeo nhẫn, chứ muốn làm toàn lễ như Việt Nam là có nước thánh, bánh thánh, lễ đốt nến và lễ với Đức Mẹ thì tốn nhiều hơn. Nhưng cô Dâu chịu thêm chi phí cho một nhóm ca đoàn người Anh, có 5 người thôi tới hát tốn khoảng 1500 đô nữa. Phải nói nhóm ca này quá hay vì ai nấy có giọng ngân Opera tuyệt vời, đúng là lời ca đưa vào cõi mộng, không một tiếng Đàn, tiếng thanh thoát của họ đưa người nghe thoát khỏi cảnh giới trần tục này. Kể ra tốn như thế này cũng nên, nhất là một sự thay đổi cho người quay, vì quá quen thuộc với các lời ca như “Vinh Danh, Vinh Danh Thiên Chúa...” Thật ra mà nói các bài Thánh ca của nhà thờ đều có lời hay cả, nhưng tùy thuộc vào giọng ca thôi.
Nghề quay đám cưới hay chụp hình nhà thờ là luôn quấy nhiễu phiền toái cho các CHA, vì thợ quay hay thợ chụp cứ chạy ngang dọc làm lễ cưới mất tôn nghi, nhất là các người đi tham dự, là thời nay một cái máy Digital quá rẻ, rồi lại thêm điện thoại cầm tay ai nấy cứ tha hồ lại bấm máy không nghĩ. Lúc còn xài máy phim 135mm, chụp hình xong thì quay lại không thấy ai, nhưng giờ vừa chụp xong là một tá người cầm máy bắn không ngừng. Ai nấy quan niệm Digital mà bắn không đúng thì chụp tấm khác , nhưng ít ai suy nghĩ là máy Digital ngày nay làm con người làm biếng khi chụp tấm hình, như xưa khi chụp phim sợ tốn kém, người chụp phải suy nghĩ làm sao vào khung, gốc cạnh, ánh sáng có rõ không, nên khi chụp phải bắt trí óc làm việc, còn ngày nay thì làm biếng theo kỹ thuật hiện đại. Nên vậy có những lúc, thợ chụp bực mình những người chụp theo, là dàn dựng cô dâu chú rể đứng để chụp ngược ánh sáng, các loại máy con dế là chào thua. Vậy mà có lần thân nhân cô dâu chú rể lại than phiền là các bác chụp ngược ánh sáng thì làm sao ra hình, thì các thợ đều trả lời là máy các cháu không ra thôi chứ máy của chú thì ra OK. Vậy mà có đứa còn đến xin bác quay phim mở đèn Video lên cho nó chụp vì tối quá thì cụng là câu trả lời là chú đâu muốn máy cháu có hình đâu mới tắt đèn.
Vì lý đó các ông CHA tại các tỉnh lẽ cấm tiệt chuyện quay phim hay chụp hình khi CHA làm lễ. Nên trong quá khứ người quay có một lần đi quay cho thằng Chú Rễ VN lấy vợ Tây, lần đó vào nhà Thờ ông CHA cấm luôn, kẹt một cái ông CHA không nói cho cô Dâu và Chú Rễ, nên lúc ra phim con cô Dâu tới ăn vạ , hỏi tại sao không quay, khổ nổi thằng Thơ Quay bình thường cãi nhau bằng Tiếng Việt cũng thua người rồi, giờ cãi tiếng Anh thì cãi càng không lại nữa. Sau cùng điên lên nói con cô Dâu muốn quịt tiền thì cứ quịt chứ mấy chuyện đó tới nói với CHA đi. Vậy mà đụng tới tự ái nó thì nó lại im đi vì chẳng lẽ mình là dân Anh lại đi tranh chấp với thằng da màu nhất là thằng da màu đánh thẳng ván bài ngửa là muốn giựt tiền thì làm đi, xem ai cười ai???
Nên lần qua, ông CHA này cũng không thích ông thợ quay và chụp cho lắm nhưng cô Dâu xin phép nên CHA đành im, nhưng biết chắc là CHA quạu lắm vì một số đông là dân Ấn cũng vào nhà thờ, có lẽ theo thị hiếu tò mò nhiều hơn, nên vô trong phe Ấn không phải là Đạo nên đâu ngồi im lặng được, cứ quay đi quay lại, lâu lâu có một tiếng ré lên của một đứa bé Ấn, mà phe Việt cũng đâu chịu thua là cũng có tiếng khóc của trẻ phụ họa, mà thường làm lễ tại nhà thờ VN thì tiếng khóc trẻ thơ là chuyện nhỏ. Thêm nữa, dân Ấn ta có những hành động không khác VN bao nhiêu, là thấy cảnh gì chụp được là đi theo sau lưng mấy ông thợ mà bấm máy, có khi còn lấn đất nữa, nhất là lúc quan trọng cô dâu và chú rể đeo nhẫn là mấy vị Ấn rán xông vào, làm CHA bực mình, nhưng thôi tức mấy tên kia chẳng được gì nên đâm ra qậu quọ mấy thằng quay.
Phải nói cái đám cưới Việt Ấn này, cô dâu có ý tứ tỉ mĩ lắm, chuyên mặc đồ cổ truyền, làm lễ Hindu, mặc đồ cổ truyền xứ Ấn, đến nhà thờ là áo dài khăn đóng cưới Việt Nam. Đến tối thì đón khách quay lại đồ Ấn và chào khách là y phục Việt và bắt thằng chồng mặc áo dài và khăn đóng Việt. Thức ăn ẩm thực thì 2 thực đơn là một loại Tàu cho khách Việt và một loại Ấn cho khách Ấn.
Về tới cuối chương trình là nhảy nhót thì chuyên nhạc Ấn. Một điều thú vị nhất, mà cũng là lần đầu tiên, được xem hai tay trống cổ truyền Ấn độ tới biểu diễn, hai tay trống đeo trống như loại trống cơm, nhưng trống này to. mặt trống hình như làm bằng loại kim loại dac biệt, lúc họ gõ là bằng hai thanh sắt , âm thanh vang khắp nơi, tiếng trống nghe thật là hùng hồn và uy dũng. Còn ở trên là là tiếng vang dội củ tên DJ đi theo tiếng trống và một khí cụ đờn xứ Ấn đêm theo. Đến lúc đó người quay nhớ tới đoạn phim “Xạ Điêu Anh Hùng Truyện” là tiếng ca của Hồng Thất Công, tiếng đờn của Âu Dương Phong và tiếng sáo của Hoàng Dược Sư quyện lại uy hiếp cho người nghe. Thì đây cũng phải công nhận khi âm thanh này hòa lại, nếu không nhảy theo, đứng kế bên cũng sẽ bị chao đảo, vì người quay phải vận hết sức để chịu tiếng vang của tên DJ, như là một chỉ lực xoáy vào trong màng nhỉ (lúc đó phải đứng kế bên loa mà tay cầm máy quay).
Một đám cưới rất hoàn chỉnh, cho người đi dự cảm giác gần gũi vì thật mà nói hành động, thái độ, nhận thức và cách sống của người Việt và Ấn không cách xa cho nhau lắm, nếu bảo khác thì phải nói mọi hành động chỉ là “đại đồng mà tiểu dị” mà thôi, nhưng cũng có thể mình cũng phải cho dân Ấn là bậc thầy của mình. Vì anh của cô dâu trước cũng đi buôn bán với Ấn và có nói một câu là lấy 50 xu của một thằng Da Đen còn dể hơn một thằng Ấn... chắc là vậy rồi vì anh Bảy vào VN mình thầu những nghề cho vay, chủ chợ và hàng vải và sống thật là ung dung...

DEMENTIA

Từ trước đến giờ Quân ít nói đến công việc 5 ngày trong tuần của Quân là đi phục vụ quí cao niên người Việt tại Anh quốc. Nhìn trên tinh thần đạo đức và tính bổn thiện thì đây là một công việc cao cả, nhưng nhìn theo tham, sân, si thì đây là việc làm với đồng lương vô cùng khiêm tốn, nên í t ai muốn xin làm việc này. Nay Quân kể về bệnh Dementia (Không đủ khả năng dịch ra tiếng Việt, nên tạm gọi Đãng Trí hay Mất Trí) mà Quân đã gặp những người vướng bệnh này trong vòng 10 năm qua.

Đầu tiên xin thưa là phía Đàn Ông vướng bệnh Đãng Trí ít hơn phía phụ nữ. Không phải quí ông sang suốt hơn quí bà mà lúc trẻ quí ông đi “Enjoy” nhiều quá, hao tổn sức lực nên về già lăn đùng ra chết sớm, vì vậy quí bà sống lâu hơn

và khi sống lâu thì bắt buộc vướng vào căn bệnh này. Bình thường nếu ta đặt những câu hỏi sau cho mọi lứa tuổi là Có hay quên không? Có hay lẫn lộn không? Có hay lập đi câu hỏi không? Có hay nhắc lại chuyện xưa không? Thì những người đãng trí luôn có thái độ, hành động và phản ứng như thế này cả. Vậy họ cũng như chúng ta sao? Thì có sự khác biệt gì? Người bình thường thì biết lúc nào mình quên, nói đi nói lại và vv.... Có một chuyện có lẽ chúng ta ít nghĩ đến là chúng ta không biết được hết những gì cha mẹ chúng ta làm trước khi cha mẹ chúng ta sanh ra chúng ta. Sau đây xin kể một câu chuyện thật.

Bà Liz sống tại London có nói trong thời gian qua có một người từ bên Mỹ gọi điện thoại qua tự nhận là anh em cùng cha khác mẹ. Bà không tin được vì bà tin là từ xưa đến giờ mẹ bà chỉ sống với bố bà cho đến lúc ông ta vừa qua đời vài năm vừa qua. Người đàn ông trong điện thoại thuật lại là vào hồi đệ nhị thế chiến, lính Mỹ đã đến miền trung nước Anh và có nhiều trại lính trên đó, trong thời gian đóng binh trên đó là các anh chàng lính Mỹ hay đi vào các làng xã chơi nên quen nhiều cô gái nước Anh (Nếu ai có thời gian thì tìm lại phim Yankee do Richard Geere thủ vai đầu bếp hậu cần tại một trại lính trên vùng Lancashire, rồi sau đó chuyển trại qua mặt trận châu âu là các cô gái Anh chạy theo khóc lóc và các cô cứ la lên em có bầu rồi anh ơi.). Trong đó có bố của người đàn ông là người nhân tình của mẹ bà Liz thời đó. Sau khi chiến tranh chấm dứt thì mẹ bà Liz giao ông ta về Mỹ từ đó mất liện lạc. Câu chuyện nghe Logic và bà Liz chợt nhớ ra là lâu lâu mẹ ta ngồi thờ thẩn lập đi lập lại “Con trai tôi đâu rồi?” nhưng bà Liz không hiểu nổi vì nghĩ trong nhà không có ai là con trai. Sau đó người đàn ông từ bên Mỹ qua và có đến thăm mẹ nhưng bà mẹ không còn nhận ra gì hết và sau cùng bà Liz và người đàn ông đi thử máu để kiểm tra DNA.

Như vậy người mất trí không biết chuyện bây giờ nhưng hình ảnh quá khứ vẫn còn trong tâm trí của họ. Người mất trí thường không biết mệt, lý do vậy họ hay đi lại, khi họ ngủ không được về đêm là họ hay đi lại lung tung, nếu họ sống với chúng ta là họ hay đánh thức ta dậy. Nếu ta chăm sóc họ mà không kĩ lưỡng là họ mở cửa đi ra ngoài. Họ sẽ đi và đi không bao giờ nghĩ. Nếu một người nào bảo họ dừng thì họ sẽ không chịu và phản ứng, nóng giận rất mạnh mẻ. Thường cách kêu họ ngừng lại là kêu họ ngồi xuống và cởi giầy họ ra thì hõ sẽ không đi và ngồi yên một chỗ. Khi sống chung với người đãng trí ta phải hiểu họ không còn nói chuyện với ta bằng ngôn ngữ hàng ngày nữa. Vì họ không thể nào nói đúng từ ngữ . Lấy vị dụ là họ muốn mặc áo len, thì họ chỉ diễn tả là cho uống một cái gì lạnh, hay họ muốn cây lược họ nói không ra thì họ sẽ nói muốn đi gội đầu. Bởi vậy ta phải hiểu ngôn ngữ của họ. Ngoài ra họ nghe rất chậm nên chúng ta phải nói chậm rãi thì hy vọng họ mới theo kịp. Về phân biệt màu sắc thì họ sẽ không sang suốt nữa. Ví dụ chúng ta luộc cãi súp lơ màu trắng để lên cái đĩa màu trắng, họ sẽ không nhận ra món thức ăn, cảm thấy đây không phải thức ăn hàng ngày và sẽ không ăn. Bởi vậy có một số nơi họ làm đĩa màu xanh đậm cho người bệnh ăn. Người bị bệnh đãng trí họ chỉ nhớ thói quen khi xưa.

Tại một trung tâm dành cho người dưỡng bệnh. Mỗi lần đến giờ ăn là ông Lý không chịu ăn và đập phá. Nhân viên nói thế nào cũng chẳng nghe. Sau này tìm hiểu thì mới biết lúc xưa mỗi lần ăn ông Lý ăn trong tình trạng không đông người, nghe nhạc cổ điển và hay đọc sách. Thế là họ đổi ông Lý vào một phòng riêng, mở nhạc Bethoven và đưa quyển sách thế là ông ăn rất là “enjoy”. Có một điều lạ là người mắc bệnh đãng trí không bao giờ nhận được chuyện xưa qua hình ảnh, nếu ta đưa một tấm ảnh xưa thì họ không thể nào nhận ra ai là chồng vợ hay con cái. Nhưng ngược lại họ lại nhận ra vật thể. Ví dụ ông Smith là Chiến sĩ anh hùng của đệ nhị thế chiến, có anh dũng bội tinh. Giờ về già ở trong nhà dưỡng bệnh, mà thường loại nhà này các căn phòng rất giống nhau, người thường cũng khó nhận nếu ta không đánh số phòng.

Tất nhiên người bệnh không thể nào đọc được số. Nhân viên treo thử tấm ảnh của họ nhưng người bệnh nhận không ra. Sau cùng họ treo Anh Dũng Bội Tinh trước phòng thì họ nhận ra phòng của mình. Nên nhớ người vướng bệnh đãn trí về vấn đề tình dục của họ rất bình thường. Đại đa số ai cũng nghĩ người già mới bị bệnh này thì đâu còn xí quách mà nghĩ chuyện đó... nhưng có một số người trẻ họ vướng bệnh này đó là nhóm trẻ lái xe phóng quá tốc độ, rồi tại nạn đập đầu xuống đường mất trí. Ngoài ra có một số quí cụ ông rất là gân, nên không có nghĩa là cụ hết hơi đâu. Bởi vậy Quân hay nghe các bà y tá kể chuyện là có nhiều cụ ông cũng quá quắc lắm. Tới giờ thay quần áo là các cụ tỉnh bơ khoe của triêu y tá. Bởi vậy mấy bà y tá cứ phải quát quí cụ này hoài.

Người vướng bệnh này tính tình nóng nảy nên họ có những thái độ chống đối và bất thường liên tục. Thật ra người bình thường vẫn có nhưng họ biết lúc nào phải ngừng lại nhưng người bệnh thì không. Có một số người chăm sóc người bị bệnh đãn trí tại nhà là họ cứ để người bệnh xem TV liên tục. Khi họ xem nhiều quá họ cảm thấy những người trong TV là bạn của họ. Bởi vậy khi không thấy những người trong TV là họ đi tìm và cứ hỏi “Little People” đâu rồi.

Người bệnh này họ có suy nghĩ rất đơn giản. Nếu chúng ta tới nói với họ là “Chồng hay vợ của họ vừa mới chết” là họ nói ngày “YOU KILL HIM/HER” kể ra cũng đúng, vì nói người đó chết thì phải nói ngay thủ phạm là ai, suy nghĩ đơn giản mà. Đây là một căn bệnh không chữa trị được mà chỉ có một cách duy nhất là người thân của bệnh nhân phải học và sống theo người bệnh mà thôi. Ở những quốc gia phát triển họ luôn tìm một chất lượng tốt để phục vụ người cao niên nhưng còn nơi nghèo như thế nào? thật là tội nghiệp cho những bệnh nhân này là gia quyến vất trong nhà, nếu phải đi ra ngoài thì nhốt họ trong nhà mà thôi. Bởi vậy quốc gia JAMAICA họ dám tuyên bố là xứ của họ không có ai bị DEMENTIA cả. Vậy chúng ta có tin không?

Helen Beatrix Potter

Nhân được nghĩ liên tục 4 ngày lễ Phục Sinh, Quân đưa cả gia đình đi ra khỏi sự ồn ào của đô thị London, để đi đến một vùng đất thiên nhiên trên phía bắc nước Anh, có tên gọi là “Lake District”. Trong bài viết này Quân không nói về địa danh này mà Quân muốn nói về một nhân vật nữ nổi tiếng, có liên quan đến sách vở. Còn về chuyến đi xa này Quân xin khất để cho bài viết sau.
Lúc còn bé, cũng như mọi đứa trẻ Quân rất thích xem sách hình và đọc truyện thiếu nhi. Tại một quốc gia chiến tranh, ảnh hưởng nền giáo dục của Pháp và còn chậm phát triển thì sách cho nhi đồng vô cùng hời hợt. Xem lại thời cuối thập niên 60 và đầu 70 những tập sách hình theo đúng nghĩa giáo dục thì có loạt sách “Nhi đồng quốc tế”, là họ dịch từ các câu chuyện nổi tiếng của công ty hoạt hình Disney như “Bạch Tuyết và 7 chú lùn”, “Cô bé lọ lem”, “Công chúa ngủ trong rừng”, “Pinocchio”... Còn truyện Việt Nam được gói ghém trong hai quyển “Truyện cổ nước nam”, them nữa là “Nam hải dị nhân”. Ngoài ra có loạt truyện hình rất ăn khách thiếu nhi là 18 tập truyện “Tề Thiên Đại Thánh”, có đều đến ngày nay Quân không biết tập sách này có được kiểm duyệt qua bộ giáo dục Việt Nam Công Hòa chăng, tuy là ai cũng biết đây là sách có triết lý thâm sâu, mà chuyển qua sách hình thì có thích hợp cho thiếu nhi không? Đến giờ chưa thấy ai nói cả. Còn loại sách hình “Made in Cholon” được bán đầy rẫy khắp các cổng trường thì ăn khách thiếu nhi vô cùng, nếu ai đã mê thì không thể quên được Siêu Nhân, Người Dơi, Người Điện Quang... các loại sách này thì bảo đảm không được bộ giáo dục chấp nhận rồi, sau này gần đến năm 1975, các anh chị tuốt Chợ Lớn còn phát hành một loạt sách hình nhiều tập là “Tiểu lưu manh”. Còn thêm một loạt sách hình copy từ sách tây là Tintin, Phan Tân Sỹ Phú, Xì Trum, Lucky Luck, Asterix và Obelix, Tí hon thần lực.... sách hình này thuộc loại đứng đắn, nhưng chắc người xuất bản tại Việt Nam chưa mua bản quyền, xem chừng họ mua sách phát hành tại ngoại quốc, đem về in thành trắng đen, dịch ra lời Việt. Sau này Quân mới được biết người dịch sách hình này là do ông vua Hippy Trường Kỳ , người đã qua đời vào năm ngoái. Theo lời ông Trường Kỳ kể “Thấy anh em đói rách quá xá, ông anh Nguyễn Văn Thành bầy ra trò dịch sách hình Tây để anh em sống cầm hơi. Kỳ Phát và tôi từ đó làm việc như điên. Phát thì dung giấy sáp tô lại hình của những quyển Lucky Luke, Tintin hoặc Schtroumphs v.v... Sau đó đến lượt tôi ngồi dịch như máy...”
Có một loạt truyện được chia ra thành từng bộ có tên là Hoa Đỏ, Hoa Xanh và Hoa Tím được đánh giá là có chất lượng nhất tại Việt Nam. Phải nói đây là một loại sách có giá trị và đáng tự hào vì đã tạo thành một tên tuổi riêng biệt. Cho đến giờ thì tại Việt Nam vẫn chưa có một loạt sách thiếu nhi như Tuổi Hoa cả, gần đây vừa có một thông tin là chính phủ Việt Nam cho tái bản sách Tuổi Hoa sau 35 năm bắt nó phải chết, nhưng không biết ngày nào nó được hoạt động lại như xưa thì không biết nổi.
Nếu bây giờ ai có dịp về hay đang sống tại Sài Gòn, hãy bước vào một nhà sách như Minh Khai, Fahasha hay nhà sách Sài Gòn (Khai Trí cũ), đi đến gian hàng sách thiếu nhi thì ta tìm được những gì? Quân đã gặp trong vòng 10 em tại Việt Nam cũng như đang du học tại Anh quốc, hay hỏi các em lúc còn bé hay đọc sách loại nào? khoảng đúng 1 tuần hỏi một em đang học học tại Anh, em qua được 6 tháng, trước đó là học sinh trường Lê Quí Đôn – Sài Gòn, hỏi em có hay đọc sách không? Em trả lời một cách thiếu tự nhiên, nói không rõ rang, xem chừng là cảm thấy mình học sinh trường điểm mà nói không thì kỳ quá. Em nói đại là có, thì Quân hỏi tiếp là sách loại gì? Em nghĩ vài chục giây nói là quyển “Kính vạn hoa”, Quân hỏi tiếp tác giả là ai? Thì thấy coi bộ em bí hết đường nói, Quân liền đỡ lời là sách của Nguyễn Nhật Anh phải không? Em mới ừ ừ. Quân thoáng bị một cảm giác chưng hửng là ngày nay tại Việt Nam không ai còn thiết tha đến sách vở nữa chăng? Nguyễn Nhật Anh là một người viết sách cho tuổi mới lớn nhưng cái thời của thập niên 90, mà phải nói tại Việt Nam mình nhà văn viết sách cho thiếu nhi quá hiếm hoi, đến nổi người xa quê hương trên cả 20 năm, quay trở về hỏi sách cho thiếu nhi ai viết hay nhất, mọi người cùng nhau nói là Nguyễn Nhật Anh, nên thế Quân không thể nào quên được tên anh ta cả.
Nên vậy vào cuối tuần qua, Quân đến Lake District, đi thăm phòng tranh của nữ nhà văn Helen Beatrix Potter, người nổi tiếng viết truyện hình nhi đồng tại Anh quốc. Bà sanh năm 1866 và chết vào năm 1943. Thuở bé bà không đến trường nhưng được thuê giáo sư về nhà dạy bà cho đến lúc trưởng thành, vì lý do đó bà là người rất cô đơn, không có bạn bè ở tuổi thiếu nhi, người em trai của bà bị bắt đi học nội trú nên bà càng không có ai để nói chuyện, nên bà phải làm bạn với thỏ, chó, mèo, ếch, heo và cả dơi nữa. Bà sống và chơi đùa với các con vật, bà xem chúng phát triển từng ngày, từng tháng và từng năm, nhờ vậy bà hiểu các thú tính khác nhau của từng các vật, dần dà bà tạo cho bà lối suy nghĩ có tính cách nghệ thuật và các nét đẹp của từng con vật.

Gia đình bà Potter thuộc loại khá giả, sống nhờ di sản của ông cha để lại. Bố của bà đi học Luật, học xong chẳng bao giờ hành nghề vì ông chỉ sống theo kiểu ham vui, ông gia nhập vào câu lạc bộ dành cho những người giàu , chung quanh toàn thú vui nên ông cảm thấy nếu không vui thì cũng uổng, nhất lại nhà có tiền thì lo gì, vì mẹ bà Potter là con gái của công ty hang buôn vải.
Khi bà Potter đến tuổi thiếu niên, vào mỗi năm gia đình bà đều đưa bà đi chơi về phía miền bắc nước Anh, vùng trên đó thuộc loại cao nguyên, núi đồi trùng điệp đầy màu xanh, tuy không hùng vĩ bằng Evergreen state của Hoa Kỳ, vẫn có một nét đẹp thơ mộng và họ đã chọn mua vùng đất trên Lake District. Kể từ đó bà rất yêu thiên nhiên, có nhiều tư tưởng để vẽ ra những tấm hình cho các câu truyện loài vật của bà. Ngoài ra bà Potter đã học hỏi để trở thành môt nhà sinh vật học về cây cối. Người bác của bà đã giới thiệu vào trường đại học về sinh vật tại Kew Garden – London (Royal Botanic Garden), rất tiếc xứ Anh lúc đó là trọng nam khinh nữ, nên bà không được vào đây học.
Vào năm 1893, bà gởi một tập hình và câu truyện cho người bạn của bà tên là Noel Moore, ông ta thấy được giá trị của câu truyện và các nhân vật trong truyện, nên đã khuyến khích bà xuất bản các tập sách hình của bà. Năm 1901, bà quyết định cho ra đời tác phẩm của bà, quyển truyện hình đầu tiên của bà chọn tên là The Tale of Peter Rabbit and Mr. McGregor's Garden. Bà đưa cho sáu nhà xuất bản nhưng tất cả đều khéo từ chối với lý do là sách thiếu màu sắc. Đến tháng 9 năm 1901 bà quyết định tự mình xuất bản với 250 bản đầu tiên đã gây sự chú ý của công ty ấn loát Frederick Warne & Co và họ đồng ý ký hợp đồng với bà vào năm 1902. Tựa đề của sách cũng được chọn ngắn hơn mang tên là The Tale of Peter Rabbit. Cho đến cuối năm 1902 thì 28 ngàn bản đã được phát hành rộng rãi, cũng kể từ đó nhân vật Peter Rabitt được ra đời, chính thức vào năm 1903 và được xem là con búp bê loài vật có bản quyền với tuổi thọ cao nhất hiện giờ.
Kể từ đó bà viết tất cả 23 tác phẩm, với các nhân vật khác nhau như Sóc, heo, ếch, thỏ... tất cả các nhân vật của bà đều có cá tính riêng biệt, xem qua là nhớ chúng nó liền tại chỗ. Cho đến năm 1920 bà phải dừng viết vì y khoa ngày ấy còn yếu kém, nên đôi mắt của bà không còn sáng suốt để sáng tác.

Sau đây là những di sản của bà để lại cho hậu nhân

· Tất cả đất đai của bà cống hiến vào tài sản quốc gia gồm có 4 ngàn mẫu đất (khoảng 16 km vuông) , nhà và 15 nông trại của bà trên khu Lake District.

· Một dãy nhà chuyên về văn học của bà giờ để lại cho công ty ấn loát Chorion và nhiệm vụ của họ là tái xuất bản hết các loại truyện nhi đồng cổ xưa, hiện tại của Vương quốc Anh.

· Ông Walt Disney đã đến gặp bà để xin mua bản quyền sách của bà nhưng thất bại tuy ông đã rất thành công với các nhân vật trong truyện hình nổi tiếng là Winnie-the-Pooh và The Wind in the Willows.

· Vào năm 1982, đài truyền hình BBC đã làm một loạt phim về bà Potter , đến năm 1992 họ lại sản xuất về phim hoạt hình của bà.

· Năm 1971, đã chuyển chuyện của bà Potter vào điện ảnh. Vào tháng 6 năm 2006 tại Toronto Fringe Festival, Canada. Cô Suzy Conn đã chuyển câu chuyện The Tale of Pigling Bland vào nhạc kịch.
Sách truyện của bà Potter ảnh hưởng trong đời sống người Anh nhiều hơn các nơi khác, vì lý do đó mà chúng ta khó mà thấy được tại Việt Nam. Có một điều phải công nhận là bà Potter rất có công với nền giáo dục cùa Anh, nhờ vậy đất nước này mới còn nhiều sức quyến rũ mọi người trên thế giới đến xin học hàng năm.

London Marathon

Hàng năm có năm nơi tổ chức ngày chạy dã việt (marathon) vô cùng vĩ đại trên hành tinh của chúng ta. Đó là Boston, New York, Chicago, Berlin và London. Người viết chưa được đi xem bốn nơi tổ chức ngày thể thao này nhưng luôn được xem tại London, vì là nơi mình đang cư ngụ.
London Marathon thường bắt đầu vào hạ tuần tháng tư của mỗi năm. Lúc đó London đã vào xuân, thành phố có khí hậu vô cùng mát mẻ, cây cối xanh tươi và với hoa Anh đào nở rộ khắp nơi, nên vậy vô cùng thích hợp cho những người chạy bộ, họ sẽ bớt bị rơi vào tình trạng quá nhiệt trong cơ thể khi chạy một đường dài là 26 miles , khoảng 42km.
London Marathon lần đầu tiên tổ chức vào năm 1981, do hai nhân vật nổi tiếng trong môn điền kinh sang lập là ông Chris Brasher và ông John Disley. Ong Chris còn là cây viết nổi tiếng của tờ Observer, chuyên đảm trách về mục điền kinh. Vào tháng 11 năm 1979, sau khi tham dự Marathon tại New York , Ong Chris có viết như sau: “Để cho quí vị tin tưởng sau khi nghe câu chuyện này thì quí vị phải tin một điều là khi con người cùng nhau chạy, tất cả sẽ trở thành một đại gia đình hạnh phúc , cùng nhau làm việc, cùng nhau cười tương trợ lẫn nhau, cùng nhau đi làm một việc mà ban đầu nghĩ là chuyện này không thể làm nổi. Chủ nhật vừa qua, tại một thành phố được xem ồn ào, lắm vấn đề nhất trên thế giới , đã có 11 532 người , trong đó nam nữ lẫn lộn, từ 40 quốc gia khắp nơi trên thế giới về tụ tập và cùng nhau chạy. Họ đã được tới hơn triệu cổ động viên trên đường phố , trong đó là người da đen, da trắng và da vàng vang lên những tiếng ủng hộ, cùng nụ cười khích lệ, đó là một hình ảnh độc nhất vô nhị trên cõi hành tinh này....” Sau đó ông Chris mới tự đặt câu hỏi vậy thành phố London có thể đứng ra đăng cai cho môn thể thao này được không?
Vào năm 1980,hai ông Chris và John đi sang New York để học cách tổ chức và tìm tài trợ cho giải Marathon, làm sao cho được thành công như tại Boston và New York. Đầu tiên ông Chris đã tìm được tài trợ từ công ty chuyên bán dao cạo râu là Gillette, họ đã đồng ý cấp một quỹ tiền là 50 ngàn Anh kim (vào thời đó giá nhà trung bình tại London là 40 ngàn Anh kim). Thế là London Marathon được sanh ra vào ngày 29 tháng 3 năm 1981. Lúc đó 20 ngàn người nộp đơn xin chạy nhưng chỉ có 6474 người được phép chạy và 6255 người chạy tới đích mà thôi. Cho đến năm 2010 thì 36 549 người được tham dự London Marathon.
Tính ra đến giờ London Marathon đã được 29 tuổi. Đã thay đổi ba công ty tài trợ là từ dao cạo râu đến hang Bơ Flora và giờ là hang xe lửa, máy bay và truyền thong Virgin trách nhiệm mọi tốn kém cho môn Marathon này.
Khi đi xem London Marathon, người viết cảm thấy đây là một không gian vô cùng đặc biệt, như một đại gia đình hạnh phúc. Người người đứng đầy dọc hai bên đường luôn cổ võ người chạy. Còn người chạy trên môi nở một nụ cười. Năm nay người viết đi xem London Marathon cầm theo hai cái máy chụp hình, với hai ống kính dành cho phó nhòm, nên vậy các người chạy cứ tưởng người viết là một nhà báo, nên khi họ chạy qua, họ cứ vẫy tay chào và họ còn hỏi mai này lên báo chứ và có lên Web Site không? người viết cứ gật đầu ừ đại cho như là thật. Cũng nhờ cầm máy hình theo nên người viết thu được khá nhiều hình ảnh như các cụ ông khoảng 70 tuổi từ Nhật Bản qua chạy, các người ăn mặc y phục khôi hài để tăng không khí vui nhộn, những người chạy từ thiện hay kêu gọi cứu sống các thú vật sắp bị tuyệt chủng trên thế giới này.
Một hình ảnh cảm động nhất là một thương phế binh, anh từ trận chiến Trung Đông mới trở về và anh như là người trong bài hát “Kỷ vật cho em” , nhưng anh không bỏ cuộc là anh cố chạy và đi cho cuộc hành trình 26 miles này. Khi anh ta chạy được 20 miles, nơi người viết đang chụp hình, nhìn khuôn mặt anh thì thấy anh vô cùng đau đớn, anh vẫn cố lết , người chạy bên cạnh anh luôn nói cố lên, nếu đau quá anh hãy bám vào vai tôi và tôi sẽ dìu anh đến đích, tiếp theo một người thiếu nữ khác chạy lại và cô ta cũng nói là còn tôi nữa, tôi sẽ giúp anh. Người viết mới suy nghĩ viễn vông, nếu mình có chạy, kế bên mình là một anh thương phế binh bộ đội cộng sản Việt Nam, anh ta có bị như vậy thì chắc mình cũng sẽ giúp thôi. Mới thấy là thể thao đã đem đến tình thương nhân loại, xóa bỏ hận thù. Như nhà cựu vô địch bóng bàn Việt Nam Lê Văn In có kể khi anh của ông là Lê Văn Tiết đi dự giải bóng bàn Pháp quốc và ông ta đã đoạt chức vô địch, thì lúc đó các sinh viên miền Bắc (thời đó làn ranh Quốc Cộng rất rõ ràng) vẫn chạy đến ôm ông Tiết và kêu Việt Nam vô địch.
Một đoạn đường dài 26 miles, ban tổ chức lập ra khoảng 27 tụ điểm trên đường, nơi đó họ làm mốc là một đoạn đường bao nhiêu Miles, như chỗ người viết đứng là mốc 20 miles, tại đó là họ phát nước, có loa hát nhạc ủng hộ, trạm cứu thương và xoa bóp cho những ai bị vọp bẻ.
Phải nói đây một tổ chức vô cùng qui mô, không đơn giản như mình nghĩ vì cả đội cứu hỏa quốc gia đi làm từ thiện trong ngày, họ lo chuyên chở giải khát. Một đội hốt rác chuyện nghiệp vì khi chạy với số lượng lớn như vậy thì ai cũng có thể tưởng tượng là bao nhiêu chai nước suối được tiêu thụ, thì người chạy sẽ vứt vỏ chai đầy đường. Người viết có người bạn Việt Nam, anh ta làm nghề hốt rác và năm nào anh ta cũng đi lượm vỏ chai nước suối bỏ vào xe rác.
Trong quá khứ đã có nhiều người Viêt Nam tại Anh quốc chạy Marathon, năm thấy tên một người là Nguyễn Tuân và anh ta đã hoàn tất cho cuộc chạy nàu trong 4 tiếng đồng hồ, như vậy là một thành quả khích lệ. Khi xem Marathon thì khoảng 20 người đầu là dân chạy chuyên nghiệp, họ chạy được trong vòng quá 2 tiếng, những con số sau đó là chạy từ thiện là chính, bởi vậy London Marathon được xem là nơi thành công nhất trong việc gây quỹ như vào năm 2006 đã gây được 1 triệu 8 anh kim. Vì vậy người ta còn gọi London Marathon là Từ Thiện trên đường phố.
Khi xem những người chạy thì người viết lại có ý tưởng là chạy về nhất Marathon thì khó nhưng chạy về chót thì dễ vì không ai ấn định thời gian chạy, vậy tại sao nhóm bạn chúng ta không đăng ký chạy từ thiện cho năm 2011 nhỉ ? vì tham dự một đại hội thể thao như vậy thì việc xin VISA cho các bạn từ Việt Nam qua đây chơi cũng dễ dàng. Thế thì một năm nào đi New York, London hay Boston...??? thì chúng ta cùng họp mặt cùng đăng ký gây quỹ từ thiện nào đó???? Việc làm được vì London Marathon chạy từ 9 giờ sang mà tới 4 giờ chiều còn số người mới đến mốc 20 miles , khi tới đây những người này họ chỉ còn thả bộ nói chuyện với nhau thôi. Không biết ý nghĩ này có thành sự thật không? chờ câu trả lời.......

Abbey Road

Abbey Road là chủ đề cho Album của ban nhạc Beatles, đây là đĩa nhạc phát hành lần thứ 11, bộ tứ quái bắt tay làm nhạc vào tháng 4 năm 1969 và phát hành vào ngày 26 tháng 9 năm 1969 tại Anh quốc và vào ngày 1 tháng 10 năm 1969 tại Hoa Kỳ.

Đĩa Abbey Road được cho là một đĩa có bố cục nhất, nhất là trong thời gian bộ tứ quái có nhiều bất hòa và đang đi đến giai đoạn tan vỡ. Tờ báo văn nghệ Rolling Stone nổi tiếng đã xếp Abbey Road hạng 14 là một Album hay nhất trong mọi thời đại.

Sau đó vào năm 1970, ban nhạc Beatles phát hành đĩa Let It Be và từ đó không còn một đĩa nào của ban nhạc Beatles phát hành nữa.

Một vài bài hát trong đĩa Abbey Road khá quen thuộc với người Việt Nam chúng ta là
Some Things, Here comes the Sun, oh! Darling, Octopus’s Garden...

Bìa hình của đĩa Abbey Road được chụp ngay con đường Abbey Road, vùng tây bắc London và phòng Studio cũng ngay trên con đường này.

41 năm về trước bộ tứ quái đã đi qua con đường này để chụp hình. Bây giờ chỉ còn hai và hai người kia đã Amen đi về đất Chúa. Giờ thì mỗi ngày du khách khắp thế giới, nhất là những người cuồng mộ về ban nhạc Beatles để chụp hình con đường Abbey Road, họ đứng ngay chỗ Beatles băng qua đường.

Quân ngồi 4 tiếng để xem thiên hạ làm gì trên con đường này, vì đường vẫn để xe chạy, nên du khách cứ đứng rình khi vắng xe, chạy ra đứng để chụp hình. Có những em gái tây phương tuổi teen mà cũng đến chụp, kể ra dưới tuổi 20 mà vẫn thích nhạc Beatles thì đúng going nhạc này quả là thu hút con người ở mọi thời đại. Người á châu đông nhất là người Nhật , ngay cả một cụ ông 75 tuổi đi lang thang tới chụp hình.

Sau đó Quân đi bộ qua Studio, nay đã đóng cửa. Mọi người đến xem rồi tự viết lên trên tường vài hang kỷ niệm kên bờ tường. Tìm xem không thấy một going Việt Nam nào cả. Quân bèn ghi lên “ Sư Phạm Thực Hành Sài Gòn, thay mặt cho những bạn mê nhạc là Thanh Hương, Phong Thái, Minh Tranh và Minh Duy nhớ về ban nhạc Beatles”.

Hy vọng giòng chữ này con tồn tại khi 4 người bạn này có dịp đi đến Abbey Road London.

BRICK LANE

Brick Lane là một cuốn phim do nữ đạo diễn Mary Stephens Sarah Gavron người Anh dựa trên tiểu thuyết mang cùng tên để tạo thành phim. Tác giả truyện là cô Monica Ali mang hai giòng máu Anh và Bangladeshi. Phim đã được giải thưởng Điện Ảnh Anh Quốc vào năm 2007.

Phải công nhận nữ đạo diễn Mary đã làm câu chuyện vô cùng sống động, đi từ tình tiết này qua tình tiết khác. Bối cảnh trong chuyện đã làm người xem nghĩ đến hoàn cảnh cô gái trẻ tại Việt Nam khi lấy phải ông chồng già Việt Kiều.
Brick Lane là một khu phố của người Bangladeshi tại miền đông London, y như một phố Tàu tại L.A, New York, Sydney, Paris.... Số dân Bangladeshi định cư tại London rất là đông, đến nỗi các ông nghị viên cũng là dân Bangladeshi, các chợ búa đầy người của họ sinh hoạt và cả đền thờ Hồi giáo. Xứ Bangladesh là một quốc gia nghèo, nhìn xa thì họ khác Việt Nam vì nước da của họ đen hơn Việt Nam nhưng nhìn gần thì cách sinh hoạt của họ không khác Việt Nam bao nhiêu. Nhiều cái mánh của họ sử dụng thì Việt Nam mình cũng xài y xì.

Cô gái tên là Nanzee sinh và lớn lên tại một vùng quê bên Bangladesh, quê cô ta nghèo lắm, cuộc sống của cô cũng không khác các cô gái quê Việt Nam bao nhiêu, cô sống gần nơi trồng lúa gạo, nên cảnh con trâu đi trước cái cày đi sau là bình thường, lúc tắm trâu và các cô bé nhảy xuống song tắm thì đó là đời sống dưới quê.

Khi 17 tuổi, cô rất có duyên, thùy mị và ngây thơ. Vào một ngày có người đến hỏi bố mẹ cô để sắp xếp một cuộc hôn nhân mà cô chưa bao giờ thấy mặt người đàn ông đó. Cũng vì kiếp nghèo, cô chấp nhận lấy ông Bangaladeshi kiều từ London Anh quốc . Một người đàn ông hơn gấp đôi tuổi cô, có phong cách “Chồng chúa vợ tôi”. Cũng như một số đàn ông Việt Nam, sống ở xứ người nhiều năm mà không thành công trong mọi lãnh vực, may mắn lắm tìm được một cái nghề công chức lương ba cọc ba đồng. Thuê một căn nhà giá rẻ của chính phủ là vui, về dung mạo thì không cần tả, ai cũng hiểu thuộc loại khiêm tốn. Nay lấy được cô vợ trẻ xinh thì hạnh phúc quá rồi.

Cũng không khác các ông Việt Nam mình bao nhiêu là lấy được vợ nhí thì phải dấu trong nhà. Cô Nanzee hầu như bị nhốt trong nhà để nuôi con cho đến 14 – 15 tuổi, việc còn lại là cơm nước , chồng đi làm về phải để sẵn dép, rồi sau đó nghe ông chồng ngồi khoe tài năng của mình là ai mình cũng hơn hết và ông chồng nói nhiều quá tới cái chuyện đời sống vợ chồng ông cũng hết hơi vì tuổi càng ngày càng cao, người béo phì ra nên có lúc ngủ khò làm cô vợ trẻ trở nên lẻ loi.

Cũng như mọi cô gái xa quê hương luôn muốn về thăm nhà, ông chồng thuộc giòng họ “Con ma nhà họ Hứa” nên nhiều năm hứa mà chẳng đưa về vì đâu có tiền. Rồi một cơ duyên Nanzee gặp người hàng xóm hướng dẫn việc mua máy may, lấy hàng về may. Đây là niềm vui của cô vì như vậy cô ta mới có tiền đi về thăm quê. Vào ngày đầu tiên khi thấy cô vợ trẻ đem hang về may, ông chồng chạm tự ái cho là sỉ nhục ông ta không kiếm đủ tiền nuôi vợ, để vợ làm thêm nên chống đối kịch liệt. Thời gian sau đó ông ta bị thất nghiệp là cứ tự nhiên lấy tiền của vợ ra tiêu xài, đi vay lãi nặng làm cô vợ ngồi may mờ trong bóng chiều, đạp con ngựa sắt như điên tuy là chẳng có bà con gì giòng họ Phù Đổng Thiên Vương để tìm tiền trả nợ cho chồng.

Bởi vậy đường về thăm quê của cô ngày càng dài ra, y như đường đi không đến rồi nhưng một khúc rẽ bắt đầu là anh chàng đưa hàng cho Nanzee là một anh chàng trẻ người Bangladeshi sanh tại London, ngày ngày đưa hàng cho cô gái "hai con trong mù con mắt", là tình không cần rủ hai người cũng tới với nhau. Chuyện tình vụng trộm cứ xảy ra cho đến một ngày anh chàng xúi Nanzee bỏ chồng đi theo cậu ta để xây "một túp liều tranh hai quả tim vàng" và đừng đem con theo cứ để bố già trở thành Gà trống nuôi con.... Quân không viết kết cuộc tại đây vậy cứ cho một kết luận đi nha. Ai ghét ông chồng mập phì vô duyên thì cho cảnh mất vợ, còn ai phải cho kết cuộc đạo đức thì cho Nanzee trở về.

Trước khi chấm dứt câu chuyện thì bối cảnh xảy ra cũng vào lúc 11 tháng 9 nên bởi vậy thêm những tình tiết chống đối giữa Hồi Giáo và xã hội Anh.

Đây là cuốn phim cũ nhưng rất gần với sinh hoạt Việt Nam. Quân viết đây là vì chiều nay Quân có đi qua Brick Lane, lâu lắm mới trở lại Brick Lane quả là nhiều thay đổi và trong phim quay khá nhiều cảnh tại Brick Lane.

Các siêu sao bóng đá

Giải World Cup được xem là sân chơi của các ngôi sao bóng đá trên hành tinh biểu diễn tài năng của họ.

Mới đây sự thất bại của đội tuyển Argentina thua đội Đức với kết quả 4 - 0 , làm cho những người hâm mộ bóng đá phải suy nghĩ đến 5 tên tuổi nổi bậc nhất hiện nay là Lionel Messi, Cristiano Ronaldo, Wayne Rooney, Kaka and Didier Drogba và những người này đã hoàn toàn giã từ giải World Cup 2010 rồi.
Trong những cái tên vừa kể thì chỉ có hai người có đá bóng vào lưới là Drogba and Ronaldo. Còn những tên còn lại khi ra sân thì như là một người hùng nhưng khán giả thưởng thức xong một trận đấu của họ thì ai nấy ngồi gải đầu suy nghĩ và tự hỏi những tên tuổi này sao không đưa đội bóng nhà đến chung kết được?
Vậy các cầu thủ này phải đợi 4 năm nữa. Nhưng 4 năm sắp tới chuyện gì xảy ra, ai biết? tuổi tác và sức khoẻ là hai yếu tố quan trọng nhất trong nghành thể thao.
Cuối tuần này , ông bầu Maradona của Argentina đã đi đến quyết định tương lai của ông ta là từ chức nhiệm vụ dẫn dắt đội tuyển Argentina trong tương lai. Lần xuất hiện trong giải World Cup này ông quyết định xử dụng chiến thuật tình cảm, tất cả thương nhau như anh em, cùng nhau quyết chiến, ông không thèm để tâm đến chiến thuật của đối thủ, cũng như sức mạnh của họ. Có thể chiến thuật đó thành công với một số đội nhưng không thể nào xài với Đức cả. Trong quá khứ cả hai gặp nhau 6 lần mà Argentina chỉ có thể đánh bại Đức vào chung kết 1986.

Cái kết quả 4-0 này sẽ là vết thương kéo dài cho hết cuộc đời Maradona vì một quốc gia cần trái bóng để thở và sinh tồn. Do đó tỷ số thua này không thể chấp nhận được nhưng sự thật vẫn là sự thật.

Chính Maradona cũng đang tự hỏi có việc xảy ra cho các siêu sao bóng đá đây. Không biết nói sao, ông chỉ còn giải thích là "Trò chơi bóng đá không còn như xưa nữa, chúng tôi trở nên ích kỷ - ngay như cá nhân tôi là tôi muốn làm chủ hết mọi thứ và mọi người phải nghe tôi".
Hai siêu sao Rooney và Messi đã rơi vào tình trạng mà chính họ không còn nhận ra nữa là Đội bóng cần họ thì họ sẽ đi đá chứ họ không còn là người cần đến đội bóng.

Diều Maradona nói chúng ta cũng nên nghĩ đến và ngoài ra thêm một yếu tố là chúng ta tự trao cho họ một trách nhiệm thật lớn, rồi ta nói họ phải làm được.

Ong bầu Joachim Loew của đội Đức với chiến thuật hoàn toàn khác, tuổi trẻ mới làm được sự nghiệp, một ông tướng bản lãnh với sự nhiệt huyết thanh niên là trở thành đoàn quân bách chiến bách thắng. Chúng ta chờ nơi xem Chủ Nhật tuần tới có thật là thuyết của Loew có đúng sự thật không? cho đến giờ các sòng bạc đã cho giá cá độ của Đức đứng đầu sau đó Hoa Lan rồi đến Tây Ban Nha, tất nhiên không ai tin Uruguay cả.

Đây là bài học cho ông bầu người Ý Fabio Capello của đội Anh, ông đã được hiệp hội túc cầu Anh quyết định cho ông làm bầu thêm 2 năm tuy là ông đã thất hứa không đem đội tuyển Anh vào vòng bán kết. Công việc tới cho ông không còn đơn giản "Thế hệ Vàng" bóng đá cùa Anh không còn vì tất cả đã già nhưng ông có đủ tài năng như Loew là tạo một đội tuyển Anh trẻ sẽ gây sóng gió cho giải Euro 2012 chăng?Nhìn qua Loew ai cũng nể phục là tạo hai khuôn mặt trẻ là Thomas Mueller và Mesut Ozil chơi bóng vô cùng ngoạn mục, điều đáng khen là hai cậu chơi một cách thích thú và đầy thu hút.

Thế là các siêu sao bóng đá hoàn toàn thất bại không thể nào tỏa chiếu trong giải thể thao lớn nhất trên hành tinh này. Hy vọng sẽ gặp lại họ tại Brazil 2014.

AMSTERDAM

Amsterdam có nguồn gốc từ Amstellerdam, là vì dam là một cái đập trong song Amstel. Vào cuối thế kỷ 12 đây một khu vực định cư như của một làng chài nhỏ. Sau đó Amsterdam đã trở thành một trong những cảng quan trọng nhất trên thế giới trong thời kỳ hoàng kim Hà Lan. Đồng thời là thành phố lớn nhất của nước Hà Lan, một trung tâm chính trị, kinh tế.


Amsterdam nằm ở tỉnh Noord-Holland ở phía miền tây . Thành phố, có dân số (bao gồm cả vùng ngoại ô) có 1.360.000 dân tại thời điểm ngày 01 tháng 1 năm 2008, bao gồm phần phía bắc của Randstad, là vùng đô thị lớn thứ 6 châu Âu, với dân số khoảng 6.700.000 người. Amsterdam là thủ đô tài chính và văn hoá của Hà Lan. Nhiều tổ chức lớn của Hà Lan có trụ sở chính của họ ở đây, và 7 trong 500 công ty hàng đầu thế giới, bao gồm Philips và ING, có trụ sở ở thành phố này . Sở giao dịch chứng khoán Amsterdam, thị trường chứng khoán lâu đời nhất trên thế giới nằm ở trung tâm thành phố.

Địa điểm thu hút chính của Amsterdam bao gồm các kênh lịch sử của nó, Rijksmuseum, bảo tàng Van Gogh, Hermitage Amsterdam, nhà Anne Frank, phố đèn đỏ, và các quán cà phê cần sa thu hút hơn 3.660.000 du khách quốc tế mỗi năm . Amsterdam có một trong những trung tâm phố cổ lớn nhất châu Âu. Dù đây là thủ đô chính thức của Hà Lan, thành phố này chưa bao giờ (trừ một giai đoạn ngắn từ 1808 đến 1810) là nơi đóng đô của triều đình, đặt trụ sở của Chính phủ hay trụ sở Quốc hội Hà Lan. Các cơ quan này đóng ở Den Haag. Amsterdam là thành phố lớn nhất của tỉnh Bắc Hà Lan (tiếng Hà Lan: Noord-Holland), tỉnh có thủ phủ là Haarlem. Tuy là một thành phố lớn mà Amsterdam không có nhà chọc trời vì địa thế thấp hơn nước biển nên không xây được nhà cao tít trời mây xanh.

Amsterdam vốn là thành phố là trung tâm tài chính và kim cương hàng đầu thế giới . Trong thế kỷ 19 và 20, thành phố mở rộng, và nhiều khu vực lân cận và các vùng ngoại ô mới được thành lập. Đây cũng là thành phố đa văn hóa và rất thích hợp cho tuổi trẻ. Càng về đêm thì các sinh hoạt càng sôi động, những quán bia tấp nập, tiếng nhạc vang khắp nơi, quán ăn đầy người ngồi, nên vậy ta cũng có thể nói “khi còn tuổi Teen mà không đến được Amsterdam là phí hết một phần của một đời người”. Khu đèn đỏ là một nơi thu hút du khách khắp thế giới. Những căn nhà kính xây dọc theo kênh lạch, trong mỗi căn nhà là một cô gái tóc vàng óng ánh, than hình quyến rủ, với bộ ngực bốc lửa, các cô mặc Bikini, đứng uốn éo, nhìn các ông và mời mọc vào trong nhà để Nhất Dạ Đế Vương. Vậy ai muốn biết thêm chi tiết xin hãy đi Amsterdam.

Một hấp dẫn của Amsterdam có những đường phố để đạp xe đạp, chúng ta có thể thuê một chiếc xe đạp để đạp đi thăm thành phố. Cũng tại thành phố này chúng ta có thể tìm các thức ăn từ nhiều quốc gia khác nhau, đặc biệt tại phố Tàu ở Amsterdam là chúng ta nhìn thấy ngồi Chùa Tàu trong trung tâm thành phố. Trong quá khứ Hà Lan là một cường quốc, họ cũng đã chế được tàu bè để đi tìm thuộc địa như Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Đào nha. Họ đã đến New York và tính lập một thuộc địa Hà Lan tại đây. Ban đầu không có tên New York mà là New Amsterdam, nhưng rất tiếc mấy ông Ắng Lê đánh lộn chì hơn dân Hà Lan nên đã chiếm trọn đất đai New York và cho chết cái tên New Amsterdam. Hiện giờ tại New York có 6 địa điểm thuộc của Hà Lan là Gravesend, đến Brooklyn – theo một cái tên của một cái tỉnh của Hà Lan là Breukelen, tiếp theo là Flatlands lúc đầu có tên gọi là New Amersfoort (Amersfoort là thành phố lớn thứ hai của Hà Lan), kế là Flatbush mà chữ Flatbush có nghĩa là Vlacke bos (vlacke = vlak = flat; "flat woodland" hay là "wooded plain”), khu kế là New Utrecht mà Utrecht là một thành phố bên Hà Lan và cuối cùng là Bushwick, lấy từ Boswijck có nghịa là "little town in the woods" hay "Heavy Woods”.

Người Hà Lan rất là hiếu khách và lịch sự. Nếu bạn đi hỏi đường mà gặp người Hà Lan thì họ sẽ đưa bạn đến nơi đến chốn. Nếu bạn có một người bạn người Hà Lan khi đến thăm họ, lúc ra về họ sẽ đứng tiễn bạn cho đến lúc khuất bong thì họ mới chịu cất bước đi. Với những đức tính tốt đó đã làm cho người Việt Nam định cư lâu năm tại Hà Lan trở nên vô cùng hiếu khách khi đón khách phương xa. Bởi vậy một chuyến du lịch tại Châu âu không thể thiếu được thành phố Amsterdam và Quân cũng xin mượn câu của Dr Samuel Johnson và sửa lại như sau : When a man is tired of Amsterdam , he is tired of life

Candid Photography

Mỗi lần các bạn Thanh Hương và Minh Trang chụp hình , Quân luôn nhớ các bạn hay nói , cứ để tự nhiên chụp mới đẹp, cái gì mà tự nhiên thì đẹp hơn. Thật ra các bạn ấy chọn cách chụp theo kiểu Candid. Đây là kiểu chụp nhắm vào sự tự phát, không bị gò bó một cái gì cả, hơn là dựa vào kỹ thuật. Chụp nhanh theo một thói quen và người bị chụp không kịp phản ứng.
Người chụp theo phương pháp này xem như là loại “vô chiêu thắng hửu chiêu”, không một bài học nào cả, không cần phải kế hoạch, nhanh gọn và không có gì ngăn cản kịp khi máy chụp hình đã bấm rồi. Phương pháp này hoàn toàn nghịch hết mọi khía cạnh cho những ai đang học cách chụp chân dung, chụp cảnh, chụp đồ vật trong studio. Người mà chụp theo kiểu Candid là người đi bắt một khoảnh khắc của một đời sống.
Người chụp theo kiểu Candid như là một người đi săn ảnh, nên họ hoàn toàn khác biệt cho những ai đang chụp về động vật, thể thao hay báo chí vì ai chụp kiểu này phải cần một ống kính dài, loại telephoto.
Những loại hình chụp theo loại Candid thường là thiếu nhi trong buổi tiệc sinh nhật, trong đám cưới khi các khách ngồi nói chuyện, người đang nhảy đầm, đang ngồi ăn và tiếp xúc với nhau.
Khi chụp Candid thì máy Digital luôn để tốc độ phim (ISO) ở con số con số cao vì có trường hợp bị chụp trong nhà. Bởi vậy loại hình ảnh này người ta luộn chấp loại nghệ thuật in ảnh có nhiều hạt gạo li ti (grainy), ra màu vàng úa có vẻ rất nghệ thuật. Máy hình càng lớn càng khó chụp vì phương pháp chụp kiểu này là “Nhắm và Bấm máy” và ống kính khổ độ rộng rất tiện lợi.

Những kiểu chụp được xếp loại Candid
Loại săn ảnh – Paparzzi
Người nổi tiếng – Celebrity
Tài liệu – Documentary
Chụp ngoài phố - Street

Những nhật vật nổi tiếng chụp kiểu Candid

Henri Cartier-Bresson - Nhiếp ảnh gia người Pháp
Arthur Fellig - Nhiếp ảnh gia người Mỹ nhưng gốc là Ukraine
René Burri - Nhiếp ảnh gia người Thụy Sĩ

Weekend tại Warsaw

Đây là lần thứ hai Quân đi thăm viếng thành phố Warsaw, thủ đô của xứ Ba Lan, lần đầu là mùa đông năm 1996. Sau 14 năm, Quân không thấy sự thay đổi nhiều cho lắm, sinh hoạt rất là bình thản, không tấp nập và ồn ào như thành phố Sài Gòn. Người dân có vẻ không bị theo đuổi theo hay vượt thời gian như New York, Paris, Tokyo và London.... nên không thấy cảnh kẹt xe, tiếng kèn bóp inh ỏi, con người bị rượt chạy như ma đuổi. Có lẽ vì thế mà khó tìm được nét đặc trưng của thành phố.

Warsaw khó mà to lớn hơn thành phố Sài Gòn ngày nay, nhưng chắc chắn là trật tự hơn cả trăm ngàn lần. Nên vậy sự di chuyển bằng xe công cộng vào thành phố vô cùng dể dàng. Từ phi trường chỉ một tuyến đường xe buýt, giá vé chưa đến $2, ngồi chừng khoảng 45 phút là vào đến trung tâm thành phố. Khi đi đến trái tim của thành phố là chúng ta vẫn nhận ra được mọi xây cất và kiến trúc vẫn còn phản phất thời Liên Xô cộng sản, tuy nay họ đã cố xóa bỏ , các tòa nhà chọc trời được xây cất, đường phố khang trang, các tiệm “fast food” của Mỹ như Kentucky, Mac Donal... mọc khắp nơi, các quảng cáo quần áo hiệu phương tây nhưng hình ảnh ta còn thấy là các chuyến xe tram thời công sản vẫn còn là phương tiện di chuyển thông dụng cho các dân cư và vẫn còn các khu chung cư công nhân tập thể, có đều các căn hộ này đã hóa giá thành tư nhân và trở nên đắt đỏ vô cùng.

Nếu có thời gian tìm hiểu thì phải nói lịch sử nước Ba Lan là một loại ba chìm bảy nổi và nhiều lênh đênh. Dân tộc họ họ phải chịu nhiều chiến tranh vì sự đàn áp của các quốc gia bên cạnh. Nay Quân cũng chỉ nhắc lướt qua cuộc xâm lược gần nhất là của Phát Xít Đức và Cộng Sản Nga từ cuối thập niên 30. Phải nói đây là Tội Ac Chiến Tranh, chứ không phải là là cuộc xâm lược theo kiểu Napoleon, hay đế quốc La Mã.

Tội ác của Đức
Cuộc tấn công Ba Lan 1939 -- được người Ba Lan gọi là Chiến dịch tháng Chín, Chiến tranh vệ quốc 1939; người Đức gọi là Chiến dịch Ba Lan với bí danh Kế hoạch Trắng. Lực lượng không quân Đức Quốc xã Luftwaffe đã tiến hành không kích vào các khu dân cư và thậm chí là các đoàn người tị nạn để nhằm khủng bố tinh thần người dân. Ngay trong ngày đầu tiên của cuộc chiến, 1200 người, chủ yếu là dân thường tại thị trấn Wien đã chết sau cuộc tấn công kinh hoàng của Luftwaffe. Ngoài việc tàn sát dân thường qua các cuộc không kích, lực lượng SS và Wehrmacht của quân đội Đức còn tiến hành xử tử hàng ngàn tù binh và những người dân bị chúng khép tội chống đối. Trong 1 chiến dịch thanh trừng người Ba Lan, 760 địa điểm tử hình đã được thành lập và trong chiến dịch đó, 20 000 người Ba Lan đã bị xử bắn. Ước tính có khoảng 150.000 thường dân Ba Lan chết trong cuộc giao tranh, trong khi thiệt hại về thường dân Đức là khoảng 3.250 người (bao gồm cả 2.000 người thuộc "đạo quân thứ năm" chết trong khi chiến đấu chống lại quân đội Ba Lan.

Tuy nhiên, chính ách thống trị tàn bạo của phát xít Đức từ năm 1939 đến năm 1945 mới là nguyên nhân gây ra cái chết của 6 triệu người Ba Lan (20% dân số nước này và 90% dân số Do Thái). Hàng loạt các trại tập trung đã ra đời, trong đó lớn nhất và nổi tiếng nhất là Auschwitz (tên Ba Lan là Oswiecim) ra đời ngày 20 tháng 5 1940. Trại này nằm gần thành phố Kraków, cách Warsaw về phía nam 268 km. Trong thời gian tồn tại cho đến tháng 1 1945, trại tập trung này đã giết chết 3 triệu người, ngoài người Ba Lan và người Do Thái còn có người Nga, người Hungary, người Hi Lạp, người Trung Quốc, người Pháp, người Mỹ,...Ngày nay, chính phủ Ba Lan đã cho bảo lưu toàn bộ di tích trại tập trung này để tố cáo tội ác của phát xít Đức tại Ba Lan trong thế chiến thứ hai. Tù nhân tại các trại này ngoài chết vì bị tra tấn hoặc bằng hơi ngạt còn bị quân Đức dẫn đến các bìa rừng, xả súng tàn sát hàng loạt rồi chôn một cách sơ sài.

Tội ác của Liên Xô
Ngoài phát xít Đức, Hồng quân Liên Xô trong quá trình chiếm đóng miền Tây Ukraine và Belarus cũng gây ra nhiều tội ác chiến tranh. Thoạt tiên Hồng quân được cư dân (Ukraina và Belorusia) ở đây nhiệt tình chào đón, tình hình này thay đổi khi Liên Xô bắt đầu áp đặt chết độ kiểm soát chính trị lên các vùng này. Việc đó dẫn đến phong trào kháng chiến mạnh mẽ chống Liên Xô ở các vùng mà nay là Tây Ukraina. Hơn một triệu người Ba Lan bị chết hoặc bị trục xuất khỏi nhà cửa. Những người bị cho là có thể gây nguy hiểm đến chế độ cộng sản bị buộc phải vào xô viết, cưỡng bức tái định cư, bị tống vào các trại lao động khổ sai hoặc bị giết. Ngoài ra việc đàn áp người Ba Lan còn tái diễn khi Hồng quân đánh đuổi quân Đức khỏi Đông Ba Lan năm 1944, với việc Liên Xô hành quyết các binh lính và sỹ quan của lực lượng kháng chiến quân Ba Lan Armia Krajowa.

Ngày nay, Ba Lan đã bắt đầu một cuộc điều tra về cuộc thảm sát Katyn, sự kiện Hồng quân giết hàng chục ngàn sĩ quan Ba Lan tại rừng Katyn rồi chôn vào các nấm mồ tập thể năm 1940.Ngày 5 tháng 3 1940, dân ủy Bộ Nội vụ Liên Xô (NKVD) Lavrenty Beria gửi một danh sách mang mã số 794/B (794/Б) cho Stalin. Trong đó, người gửi đưa ra nhận định rằng các tù binh Ba Lan tại miền Tây Ukraina và Belorussia (gồm 14.736 người, 97% là người Ba Lan), cũng như những tù nhân đang bị giam trong tù (18.632 người, trong đó có 1.207 sĩ quan quân đội, tổng cộng 57% là người Ba Lan) đều là kẻ thù của chính quyền Xô Viết và không thể cải tạo được nên đề nghị tử hình 14.700 tù binh và 11.000 tù nhân mà không qua xét xử.[38].

Theo một số ý kiến, lý do Liên Xô đưa ra quyết định trên là nhằm muốn cướp đi sức mạnh lãnh đạo của dân tộc Ba Lan, đó là tầng lớp trí thức ưu tú nhất mà đại diện chính là những sĩ quan. Sự kiện cuộc thảm sát Katyn là 1 đề tài cấm kị tại Ba Lan trong thời kì của nước cộng hòa nhân dân Ba Lan. Mãi đến năm 1987, được sự đồng tình của lãnh đạo Liên Xô Gorbachev, một ủy ban liên hợp Ba Lan – Liên Xô đã được thành lập với nhiệm vụ tìm hiểu và làm sáng tỏ thực tế. Cuối cùng, thông báo của Hãng Thông tấn Liên Xô (TASS) ngày 14 tháng 4 1990 đã đưa ra một bước tiến trong vụ này: các lãnh tụ Liên Xô chính thức tuyên bố Liên Xô – và đặc biệt là Beri và các đồng sự phải chịu trách nhiệm về cái chết của các sĩ quan Ba Lan tại Katyn.

The Great Escape
Đây là một cuộn phim mà Quân đã nhiều lần xem đi xem lại mà không thấy chán. Ai nấy đều phải công nhận là một “Cuộn phim hay nhất trong mọi thời đại”. Nội dung phim là một trại tù giam giữ tù nhân chiến tranh trong thời gian chiến tranh thứ 2 và họ tìm cách vượt ngục. Toàn bộ phim là những diễn viên gạo cội của Hollywood, hình ảnh không ai quên được là diễn viên Steve McQueen, vượt ngục bằng chiếc xe máy và khi gần đến biên giới Thụy Sỹ là anh bị bắt. Trại tù đó được xây tại Stalag III, Ba Lan vì ở khá xa thành phố Warsaw nên Quân không có dịp đến thăm. Nay nơi đó trở thành khu lịch sử.

Fryderyk Franciszek Chopin
Ông sinh ngày 22 tháng 2 năm 1810 tại làng Żelazowa Wola (Ba Lan) dưới tên Fryderyk Franciszek Chopin; bố là Mikołaj Chopin, một nhạc sĩ gốc Pháp , mẹ là Tekla Justyna Krzyzanowska, một người Ba Lan. Tài năng của Chopin nảy nở từ rất sớm, và được so sánh với thần đồng âm nhạc Mozart. Khi mới 7 tuổi, Chopin đã là tác giả của 2 bản polonaise cung Sol thứ và Si giáng trưởng.

Tiểu sử của nhà âm nhạc đại tài này rất là dài, kéo đến cho ông đến năm 39 tuổi. Quân không nói thêm chỉ sơ lược về ông. Người dân Ba Lan rất tự hào về ông. Đi đến đâu cũng sẽ thấy hình ảnh của ông và ngay phi trường Warsaw cũng có tên gọi là Fryderyk Chopin.

Người Việt Nam tại Ba Lan.
Sau năm 1945, nước Ba Lan bị Liên Xô đàn áp nên bắt buộc phải trở thành một chư hầu cộng sản tại Đông âu. Nên vậy sự bang giao chỉ có giữa Ba Lan và chính quyền cộng sản miền bắc trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn tại Việt Nam vào thập niên 60 và 70. Vì thế vào thời kỳ đó chính phủ Ba Lan có nhận một số sinh viên miền Bắc qua đó du học. Cuộc hành trình từ miền Bắc qua Ba Lan là một đoạn đường dài, vì làm gì có chuyến bay từ Việt Nam đi đông âu. Các cậu sinh viên là phải đi xe lửa từ ga Hàng Cỏ Hà Nội qua tận bên Tàu, rồi đổi tàu đi Liên Xô và cứ đi như thế mất cả tuần mới đi tới Ba Lan.

Nghe kể lại (không có nguồn cung cấp chính thức) là khi các sinh viên qua đó cũng họp lại thành từng tổ, rồi có một ông như quản giáo theo dõi hết các hoạt động và ông cũng làm thông dịch luôn. Nên thế các bài viết của các sinh viên cũng do ông dịch lại. Xem ra thời đó sinh viên Việt Nam khó mà nói chuyện trôi chảy bằng tiếng của nước sở tại. Ngoài ra việc quan trọng nhất là các sinh viên không được phép yêu các cô gái tóc vàng Ba Lan. Hể yêu bậy là tòa đại sứ CSVN sử việc phải trái ngay lập tức. Cũng nghe kể lại nhà tranh đấu Lê Diễn Đức, nay đang sống tại Hoa Kỳ, hồi đó qua học lỡ yêu cô gái Ba Lan vừa về tới ga Hàng Cỏ là đi vào nhà tù ngay.

Cho đến khi công đoàn đoàn kết của Ba Lan thành công vào năm 1989, lật đổ chủ nghĩa cộng sản, thì nhiều sinh viên và lao động Việt Nam đã tìm cách ở lại Ba Lan. Chế độ tem phiếu không còn nữa, buôn bán tự do, nên tất cả người Việt tại Ba Lan phải tìm cách sinh tồn. Đó là một thời kỳ tranh sang tranh tối, cần một đầu óc thông minh, biết kinh doanh là sẽ trở thành một người khá giả hay giàu có tại Ba Lan. Người Việt liền nghĩ cách buôn bán. Trong lúc đó mọi hàng hóa tại Ba Lan vô cùng thiếu thốn, đời sống người dân Ba Lan ở mức rất thấp. Nên họ chỉ chuộng hàng rẻ tiền. Thế là người Việt đã tìm những nguồn hàng tại Việt Nam qua Ba Lan bán.

Họ tập trung tại sân vận động số 10 tại Warsaw thành một khu chợ trời Việt Nam. Người dân Ba Lan từ từ đến tiêu thụ. Sau đó người Việt tìm cách nhập hàng từ Trung Quốc, nên tại Ba Lan có những người trở nên giàu bất ngờ, những người này tìm cách xây gian hàng cho thuê, phát triển khu chợ và từ đó có cái tên được gắn cho họ gọi là “Soái”.

Sự làm ăn phát triển tất nhiên không qua được ánh mắt của tòa đại sứ VN tại Ba Lan. Họ có những tham gia vào các khu vực làm ăn buôn bán người Việt tại Ba Lan và các quốc gia đông âu khác còn gọi là “sân sau Hà Nội”.

Nay sân vận động số 10 không còn là khu chợ Việt Nam nữa, vì chính quyền Ba Lan đã thu về xây sân vận động cho giải túc cầu Euro 2012 tại Ba Lan và Ukraine. Đây được xem lần đầu tiên Ba Lan được tổ chức giải thể thao lớn nhất thế giới sau Thế Vận Hội và World Cup.

Giờ chợ Việt Nam đã chuyển ra một khu vực cách Warsaw 25km. Tại đó họ xây hai cái Warehouse rất là lớn. Bên ngoài treo cờ đỏ Việt Nam. Vào trong là các gian hang chuyên bán sĩ, hang hóa đa số là y phục nhưng loại “No Name”. Họ có cách chuyển hang rất là vui mắt. Thay vì phải khiêng các thùng hang 30-50kg trên vai, họ dung cái xe Scooter của con nít hay dung chân đẩy, họ để thùng hang lên đó và một chân cứ đẩy qua gian hang khác.

Thành phố Warsaw bị phá huỷ tan nát trong thời chiến tranh, những di tích lịch sử không cò nữa, mọi thứ đều là xây cất mới, nên không thu hút được du khách cho lắm. Người dân Ba Lan cố làm lại khu cổ xưa, xem ra việc làm vô cùng gian nan. Bởi vậy có một người Ba Lan đi đến Sai Gon, khi nghe thấy khu Eden sài Gòn sẽ bị phá hủy trong tương lai. Ong ta mới nói là “sao lạ thế, đất nước tôi tiếc nuối mất hết công trình xây cất lịch sử, chúng tôi muốn làm lại. Thế mà tại đây có nguời muốn phá hủy công trình của những người đi trước”.
Film hay Digital ?

Vào năm 2004, Quân ngồi nói chuyện với bà giáo dạy chụp hình, lúc đó Quân có hỏi là trong tương lai kỷ thuật chụp ảnh Digital có giết chết về ảnh phim nhựa không? Bà giáo nói đây là một đề tranh luận mà không kiếm được câu trả lời thỏa đáng cả. Thời gian lúc đó chụp ảnh phim vẫn còn ở vị trí lợi thế hơn phim digital rất nhiều. Vì theo Quân nhớ máy Nikon D70 vừa mới ra đời, phận độ giải phim chỉ có 6.1 megapixel. Anh chàng họ Fuji cũng cho sanh ra S2 và trước đó vài tháng anh chàng họ Canon vừa sanh ra cậu EOS 300D, phận độ giải 6.3 megapixel. Tính ra như vậy là hang cao cấp lắm rồi nhưng chất lượng rửa hình vẫn chưa ăn đứt được nhà Film nhựa. Thêm nữa giá tiền sắm các máy Digital không phải là nhẹ túi cho lắm.
Vài năm sau, sự phát triển máy chụp hình digital ngày càng mạnh, hai ông đại gia Nikon và Canon từ từ không phát triển máy phim nữa, bỏ hết sức lực phát triển máy chụp hình Digital. Máy chụp hình digital từ từ xuống giá để thích hợp cho người tiêu thụ, thêm nữa sự phát triển của mặt hang điện tử là luôn là sự tiện lợi cho người tiêu thụ, nên ai nấy sẽ chuộng mặt hang Digital và dần dà sẽ quên đi máy phim nhựa. Thật sự đến giờ hầu như ai cũng quên đi những cái máy phim Canon ESO hay F4, F5 Nikon rồi. Rồi đến chất lượng chụp bằng máy Digital xem hình ảnh cũng như Film nhựa rồi. Vậy thì rõ rang Digital ăn đứt máy phim nhựa, hơi đâu tranh luận loại nào tốt hơn chi cho mệt.
Vậy chúng ta có câu trả lời cho câu hỏi cho bạn Thanh Hương chưa? Câu của bạn là Digital và Film – hình nào đẹp hơn? Một câu hỏi ngắn mà tạo ra nhiều chữ để trả lời. Theo Quân nghĩ nhiều người sẽ nói tất nhiên Digital số một, vài người khác phim vẫn hơn và vài người khác thì mỗi cái có cái hay khác nhau.
Riêng Quân thì không so sánh Film hay Digital vì Quân cho giờ hai thứ này trở thành hai trường phái rồi. Tùy người chụp ảnh chọn lựa cái nào thích hợp. Quân không biết nhiều hội họa nhưng xin tạm lấy ra so sánh là cũng cây cọ, cây bút vẽ, nước màu, giấy vẽ thì Họa Sỹ Doãn Quốc Vinh sẽ vẽ một trường phái hoàn toàn khác với Họa Sỹ Choé vì ông chuyên vẽ hí họa (mình không so sánh tài năng). Còn cái đẹp thì tùy theo người xem và yêu thích nghệ thuật nào.
Cũng như nho, táo, cam, dâu... đều là trái cây nhưng hỏi cái nào ngon hơn thì xem ra tìm câu trả lời hơi khó, mà cũng chẳng có câu trả lời vì thứ nào cũng khoái khẩu cả. Nói vậy là máy phim nhựa hay digital cũng cho ta tấm ảnh cả vậy thứ nào đẹp hơn? Thì cũng nói chẳng trả lời được.
Trước kia chúng ta sử dụng máy phim nhựa, thì chúng ta cũng chỉ xài phim loại căn bản như là Kodak film 100, 200 và 400 hay Fuji nhưng chúng ta không xài những loại phim mắc tiền hơn như Fuji pro- 160s, Kodak potra 160... hay những loại phim slide thì như vậy ta không nhìn thấy hết cái đẹp của phim.

Vào phòng tối rửa và tráng phim cả một nghệ thuật cũng như chụp Digital sau đó dung Software để làm hình thì cũng cả một nghệ thuật. Đến đây thì chỉ còn nói là tài năng từng người. Ai khả năng cao sẽ có những tấm ảnh nghệ thuật tuyệt vời thì như vậy ta có thể nói Film và Digital là hai trường phái khác nhau nhưng lại bổ xung cho nhau để phát triển nghệ thuật nhiếp ảnh.

Nếu chỉ lấy căn bản ra so sánh thì như nhau cả, chẳng có gì phân biệt cả, mà chẳng những thế ta lại đem sự tiện lợi ra so sánh thì tất nhiên Digital sẽ ăn trùm rồi. Chẳng hạn đi từ Washington DC đến San Francisco thì có bao nhiêu phương tiện? Máy bay, xe hơi, xe máy và xe lửa? tất nhiên máy bay thì ăn trùm tuy nhiên hỏi cái nào vui hơn thì chưa biết à!!!!

Vậy có câu trả lời cho bạn Thanh Hương không? nếu bạn hỏi bình thường trong việc chụp ảnh thì dĩ nhiên là Digital nhưng về nghệ thuật thì không có câu trả lời vì đây là hai trường phái rồi. Cũng như xem cuộn phim Bicycle Thieves hay La Strada điện ảnh Italy , đây là những cuộn phim trắng đen cũ mèm (sẽ có bài viết về phim xưa) nhưng ai nấy đều nói là phim hay, phim quay vào năm 1948 và 1954 không có máy digital để quay mà giờ xem lại vẫn ăn khách như thường. Hay lật lại trang Blog cũ thì sẽ nhớ lại những tấm ảnh anh Tùng bên Canada chụp bằng máy phim cũ mèm Canonnet thì thấy anh là người yêu nghệ thuật nhiếp ảnh không ràng buộc vào phương tiện nào cả. Nhưng còn người nhờ máy ảnh kiếm tiền như Quân thì trước sau gì vẫn là digital.
Đây là suy nghĩ của Quân, mong thêm ý kiến của các mình về đề tài này nha.

Hướng Dẫn Chụp Hình Theo Phương Pháp Mì Ăn Liền 1

Quân sẽ từ từ đóng góp các bài viết là làm sao để chụp ra một tấm hình đẹp. Quân sẽ bớt nói về các kỹ năng của chiếc máy chụp mà nặng phần tư tưởng nhiểu hơn. Thường thì những người chọn thú giải trí về nhiếp ảnh, nhất là người Châu A luôn nói về máy chụp hình hơn là cách chụp hình. Khác với nhà họa sỹ là họ nói về nghệ thuật tranh ảnh chứ rất ít khi nói về cây cọ, cây bút nào để vẽ ảnh.

Có những lần đi chơi tại Việt Nam, gặp các bạn trẻ thích về chụp hình thì trong lúc truyện trò thì Quân để ý các bạn đó hết 90% bàn về các loại máy ảnh, chức năng, công dụng của nó, sau đó họ vanh vách kể ra các loại ống kính. Vì lịch sự không muốn mích long, Quân rất muốn nói là các bạn đó mà đi bán máy ảnh thì thành công hơn là chụp ảnh. Xin dừng câu chuyện đó tại đây vì nói thêm thành một câu chuyện sẽ đi sai chủ đề của bài viết.

Trong những năm vừa qua, trong nhóm bạn chúng ta là Thái và Trang đi chụp thiên nhiên và song núi nhiều nhất. Nay Quân dựa vào hai đề tài đó để viết với phương pháp chụp theo kiểu mì ăn liền.

1. Chụp hình núi

Nếu chụp ta chụp hình núi , xin nhớ là đừng đứng dưới đường tìm cách chụp hết cái núi. Tại vì đây là một cái cảnh mà ta thường thấy . Nếu ta cố chụp, nghĩ là sẽ là tấm hình đẹp nhưng thật sự là không có một thu hút hút gì cho người xem đâu. Nếu ta muốn có một tấm hình đẹp về cảnh núi non hung vĩ, thì hãy chụp những gì mà người xem ít được thấy. Nếu có đường cho xe lên núi (thường ở bên Bắc Mỹ có các con đường tiện lợi cho xe lên cao). Còn không phải leo núi như trong thời gian vợ chồng Thái Trang hay đi Hiking, rồi từ trên đó chụp xuống hay chụp các dãy núi trùng điệp. Như vậy sẽ có tấm ảnh tuyệt vời chứ còn chụp từ dưới lên thì không ai để ý vì đây là cảnh con người thường hay thấy.

Nguyên tắc con người vẫn thích xem những gì mình không được thấy.

2. Chụp Hoa

Chụp hoa thì ngược với chụp núi là luôn tránh chụp từ trên xuống, vì nếu ta đi dạo trong công viên ta hay thấy những cây hoa dưới tầm mắt ta, mà ta hay nhìn thấy cảnh như vậy, nếu ta cố lấy máy ảnh chụp thì sẽ ra một tấm ảnh rất bình thường. Vậy ta phải tìm cách đứng một góc độ khác biệt mà người xem không nhìn thấy được mỗi ngày.

Đây là cách người chụp hình chuyên nghiệp là luôn tìm góc cạnh khác người để chụp, còn người chụp bình thường là tìm góc cạnh dễ dàng để chụp.

Bởi vậy khi chụp hoa, có những lúc nằm bò ra đất để chụp, nên sẽ bị dơ quần áo và tay chân đầy đất cát.

Nhớ chụp hoa không chụp từ trên cao xuống.

3. Thời gian chụp hoa

a. Ngày nhiều mây, che bớt ánh sang chói chang của mât trời là thời gian chụp hoa đẹp nhất vì ánh mặt trời trở nên dịu khi nằm ẩn trong mây, và sẽ tạo nổi bậc màu sắc của hoa. Còn nhiều ánh sang trời sẽ tạo ra những tia chiếu khó chịu và mất đi màu hoa. Trong nghành nhiếp ảnh đã có câu nói: Ngày nhiều mây che bớt ánh sang mặt trời , đó là ngày đẹp của các thợ chụp hình.
b. Sau khi mưa là thời gian lý tưởng nhất, vì bầu trời vẫn còn bị mây che, các giọt mưa còn nằm trên các đoá hoa, sẽ tạo ra một tấm ảnh tuyệt vời. Nếu ai có ống kính Micro thì sẽ chụp được tia nước đọng trên hoa đi chung với màu sắc của hoa.
c. Nếu ngày có nhiều mặt trời thì chỉ còn cách chụp vào bình minh hay hoàng hôn mà thôi. Thường thì người ta sử dụng ống kính dài trong tình trạng này. Bởi vậy các bạn mà có dịp về Sài Gòn đi ra nhà thờ Đức Bà xem nhiếp ảnh chụp hình cưới, các bạn sẽ thấy các ông nhiếp ảnh dung ống kính dài chụp mà thôi vì Sài Gòn có những nóng chói chang chụp hình rất là khó vào những buổi trưa nóng nực....
Tạm dừng bài hôm nay, nếu các bạn muốn thêm đề tài này nữa , Quân sẽ đóng góp bài lần sau là chụp cho một nhóm bạn và chụp đám đông sao cho mọi người đều mở mắt.

Monday 3 October 2011

Lớn lên với điện ảnh

So với bây giờ thì lớp tuổi nhi đồng của bọn tôi thiếu thốn rất nhiều trò giải trí. Các món đồ chơi vô cùng đơn sơ, hầu như là đồ chơi đều “Made in Cholon”. Ai may mắn thì phụ huynh ra thương xá Tax mua các món đồ chơi sản xuất tại ngoại quốc, chạy bằng dây cót, tân tiến hơn là xe chạy bằng pin, nhưng cũng không được chơi thoải mái, ông bà cụ đem cất trong tủ khóa lại, rồi trong tuần cho phép rủ bạn bè đến nhà là mở món đồ chơi ra chơi dưới sự giám sát của phụ huynh, chứ không phải chơi thả giàn là hư thì bỏ vào thùng rác như thời bây giờ. Còn ai may mắn hơn nữa là có thân nhân đi du học tại ngoại quốc, vài tháng gởi đồ chơi về cho, thường là những chiếc xe ô tô của công ty “Match Box” sản xuất. Đồ chơi thì khan hiếm nên đành chơi các thứ bình dân tự chế như con gái thì chơi nhảy dây, đánh đũa. Còn con trai thì chơi tạt lon, bong vụ, bắn bi, ống thụt, dzít hình, sung gỗ, đánh trõng và vv.... lâu lâu trai gái chơi chung là đánh cờ triệu phú, đá ngựa , chơi u, nhảy cò cò, làm đám cưới giả và cuối cùng là hai phe cãi lộn bằng miệng chứ không đánh nhau.
Ngoài giải trí đó thì được thêm ưu ái của gia đình với tài chánh ổn định là cho đi xa vào mùa nghĩ là đi Đà Lạt, còn không đi Vũng Tàu hay Long Hải tắm biển. Nếu không được những chuyến đi chơi thì ngày Chủ Nhật bậc phụ huynh cho đi cinema vào ngày Chủ Nhật. Đây là món giải trí tương đối điều đặn và kéo dài trong sinh hoạt của người viết.

Nhớ lại 5 năm đầu của thập niên 70, cứ mỗi sang thứ hai, tôi cùng vài đứa bạn như Phạm Trọng Thùy, Phong Thái, Thanh Sơn (Sơn đen)... đứng một góc lớp bàn cuốn phim chưởng vừa mới xem hôm qua. Cứ diễn tả lại các diễn viên Hong Kong và Đài Loan đánh nhau như thế nào. Sự tham gia vào nhóm nhóc xem phim chưởng được đông nhất là sau dịp Tết Nguyên Đán trở lại trường vì hầu như con trai trong lớp được cha mẹ cho đi xem phim. Tôi nhớ nhất sau mùa nghĩ Tết năm con Cọp 1974, cả đám vào bàn cuốn phim “Ngũ Hổ Tướng” do Khương Đại Vệ và Địch Long đóng vai chánh, rồi phim “Thủy Hử”, rồi thêm phim Thái Lan là “Tình cô gái rắn”....Phải nói trong khoảng thời gian đó tôi chỉ biết phim chưởng Tàu mà thôi. Thỉnh thoảng tôi mới đi xem phim Việt Nam như phim “Chân Trời Tím” do Hùng Cường và Kim Vui đóng, dựa theo tác phẩm của Văn Quang và đạo diễn là Hoàng Vĩnh Lộc. Tôi nhớ đi xem phim này tại rạp Văn Hoa trên đường Cao Thắng, những phim khác là “Trần Thị Diễm Châu” dựa theo tác phẩm của Duyên Anh, tôi đã xem phim này tại rạp Nam Việt chợ cũ, mua một vé được xem hai phim mà tôi chỉ nhớ phim thứ hai là phim chưởng mà không nhớ phim gì nữa, phim nữa là “Lệ Đá”, xem tại rạp Kim Châu nhưng tôi xem không hết phim vì diễn viên Đoàn Chậu Mậu sao mà sợ quá, ông giả ma nhát tôi là tôi khóc liền, nên xem giửa chừng đòi về nên bị mẹ tôi la quá. Phim xem thấy sợ nhưng bài hát “Lệ Đá” thì nghe rất hay. Xem phim Việt Nam thì ít nhưng tôi lại nhớ tựa phim Việt Nam nhiều lắm. Như thế này, vào thời đó tôi rất thích đọc báo Sóng Thần mà mỗi lần muốn đọc tờ đó phải qua nhà hàng xóm đọc vì ở nhà chỉ mua báo Chính Luận, còn Thư Viện Quốc Gia Hành Chánh nơi mẹ tôi làm chỉ mua hai tờ báo là Chính Luận và Đại Dân Tộc. Tôi không xem hai tờ đó vì nhiều tin tức, còn tờ “Đại Dân Tộc” thì tôi chỉ xem hình vẽ của Họa Sĩ Choé mà thôi. Tôi thích tờ Sóng Thần không phải tin tức trong đó mà tôi thích là có trang Cinema, nói các rạp hát đang chiếu cuốn phim cho khan giả đi xem. Những ô đầu là họ ghi những rạp hát đắt tiền và luôn kèm theo chữ có máy lạnh, màn ảnh đại vĩ tuyến như rạp Rex, Eden, Lê Lợi, Mini Rex A và B... sau đó tới hạng khá như Đại Nam, Casino Sài Gòn, Vĩnh Lợi, Quốc Tế, Palace, Opera dưới Chợ Lớn.... rồi hạng trung và hạng thấp như Hồng Bàng, Nam Việt, Cao Đồng Hưng, Casino Đa Kao, Văn Hoa Đa Kao, Khải Hoàng, Đại Đồng Sài Gòn lẫn Đa Kao, Nam Quang, Long Vân.... đây là những rạp tôi chiếu cố nhiều nhất vì mua một vé được xem hai phim. Tôi không bao giờ thích xem phim rạp Rex vì tại đó chuyên chiếu phim Hollywood, nhưng tôi cứ bị bố mẹ tôi la là tại sao cứ mê các loại phim chưởng ba xu. Tôi có thằng bạn hàng xóm nó thuộc loại con một trong nhà, học trường Tây, cô thầy giáo đến nhà dạy kèm tiếng Pháp và học đàn Piano. Nó cũng nói cuối tuần nó cũng đi xem phim nhưng xem phim Tây tại rạp Rex, nó hỏi tôi một số phim Mỹ thì phim nào tôi cũng lắc đầu không biết, mà vào lúc đó tôi chỉ biết được có hai phim Mỹ là “Robin Hood” và “Bạch Tuyết và 7 chú lùn”. Tôi nhớ mẹ tôi cho đi xem ở rạp Rex nhưng cái ấn tượng đến rạp thì tôi lại nhớ nhất cho đến nay là tấm Poster của phim “Sound of Music” hình cô gái cầm cái đờn guirtar và mấy em nhỏ ngồi dưới đất. Thằng bạn này ngồi say sưa kể chuyện phim ngoại quốc như là phim ở đẳng cấp cao, tôi nghe thì cứ nghe nhưng tôi không tin các phim đó là phim hấp dẫn. Nghe đâu nó đã đi Mỹ, tôi cũng muốn gặp lại nó vì những phim nó kể thì giờ tôi được xem trên TV hết rồi, nhưng con phim chưởng tôi coi thì chưa chắc nó được xem như tôi.

Thật ra là vào những năm 1969 và 1970, mẹ tôi cho tôi đi xem Cowboy của đạo diễn Ý nhiều lắm, nhất là phim Django, anh chàng Django chuyên kéo quan tài có khẩu sung máy trong đó. Thời đó nhà tôi còn ở đường Cao Thắng, nhưng khúc dưới chợ 20,gần đường Trần Quốc Toản, chứ băng qua đường Phan Thanh Giản là dân nhà giàu rồi. Mẹ tôi luôn dắt tôi đi xem phim ở rạp Đại Đồng, một vé hai phim, bởi vậy sau phim cowboy là phim chiến tranh đánh Đức nên tôi xem luôn những phim như “Guns of Navaron”, “Great Escape”, “Ryan’s express”, “The train”.... Đối diện rạp Đại Đồng, có một gia đình nhà tôi quen, họ mang Họ Bùi, nghe đâu cũng là thân nhân của cựu đại sứ Bùi Diễm, nhà to lắm, y như cái biệt thự, vào trong nhà thấy nhiều bàn thờ, để ảnh thờ các quan đại thần nhà họ Bùi, tôi không rõ nhà này có họ với ông Bùi Viện không? nhưng tôi biết chắc đường Bùi Viện tại đâu ở Sài Gòn. Trong nhà có nhiều anh chị em, cũng y như family Von Trapp của phim “Sound of Music”, nhưng họ không nghịch gợm nhưng đám con của ông Von Trapp, mà ông bố của họ chăm sóc họ rất kỹ là ăn uống có giờ có giấc, phải vệ sinh trước khi ăn cơm, phải có giấc ngủ trưa, không được nói bậy, không được xem chuyện hình chợ lớn như người điện quang, hiệp sĩ mù, người siêu nhân, người nhện, người dơi..... mà càng không được xem phim chưởng. Tôi đến chơi là các anh em lén lút mượn chuyện hình của tôi lên sân thượng ngồi đọc. Sân trước nhà của họ rất lớn, ngồi bên hồ cá nhìn lên là thấy rạp Đại Đồng. Tôi cứ hỏi mấy anh đã đi xem phim rạp Đại Đồng chưa, anh nào cũng nói chưa được đi. Giờ thì tất cả đã đi qua Mỹ và căn nhà Cao Thắng đã bán đi cũng trên 5 năm nay rồi. Rạp Đại Đồng vẫn còn đó nhưng chắc không ai muốn vào xem nữa.

Năm 1972, mẹ tôi đi tu nghiệp bên Uc 18 tháng, nên Bố tôi có hứa là mỗi tuần cho tôi đi coi Cinema, trong thời gian mẹ tôi vắng nhà, nhưng bố tôi cũng cho tôi đi rạp hát loại một vé hai phim, nên hai rạp tôi được thay phiên xem liên tục là rạp Hồng Bàng ở đường Pasture và rạp Nam Việt gần đó. Bố tôi dắt tôi đi vài tháng là ớn tận cổ những phim do Vương Vũ đóng hay Khương Đại Vệ, Địch Long, La Liệt, Trần Tinh.... là dung kiếm hay tay chặt một cái là máu phọt khắp nơi, công nhận xem dơ thiệt, tôi vẫn khoái xem, còn ông bố đầu hàng là đành cứ vào cuối tuần thuê một thằng nhỏ hàng xóm cho nó đi theo tôi để xem phim.

Ai cũng biết những thập niên 70, kinh tế miền nam hầu như nằm trong tay Hoa Kiều, có lẽ vì lý do đó phim võ thuật Hong Kong và Đài Loan chiếm lảnh hết thị trường miền nam. Cho dù các công ty điện ảnh tại miền nam Việt Nam như Mỹ Vân, Alpha... họ cố sản xuất những cuốn phim Việt Nam mà tôi còn nhớ những tựa đề như “Loan Mắt Nhung” đạo diễn là Lê Dân, “Con ma nhà họ Hứa” - Đạo diễn Lê Hoàng Hoa, tôi chưa có dịp gặp ông Đạo Diễn này nhưng tôi biết chắc là ông ta có giấy tờ sống bên Ba Lan và con gái đang du học tại Anh quốc. Những phim khác như “Gánh hàng hoa”, “Nhà tôi”, “Sợ vợ mới anh hùng”, “Năm triệu phú bất đắc dĩ”, “Vết thù hằn trên lưng ngựa hoang”, “Anh yêu em” của đạo diễn Nguyễn Long, Ong Long đã mất vào năm ngoái, ông ta một lần đến Anh quốc thập niên 90, sau đó ông có ra quyển hồi ký của ông khá dầy, tôi vẫn còn quyển đó trong kho sách của tôi. Đến năm 2000 ông ta có ra thêm một quyển sách nữa, tôi quên mất tựa nhưng tôi vẫn để quyển đó trong kho sách của tôi, tôi biết chắc tôi có là vì tôi biết ông ra quyển lịch sử điện ảnh Việt Nam, tôi muốn mua về làm tài liệu, thì vào năm đó thằng em tôi đi Mỹ, nó đi Little Saigon, tôi nhờ nó đi mua quyển điện ảnh, nó đi hết các tiệm sách Việt Nam không chỗ nào bán hết, nhưng nhà sách mach nó đi ra một tiệm phở có một ông già chuyên ngồi trước cửa, đó là tác giả và hỏi ông ta. Thằng em tôi qua đây từ nhỏ, đối với nó văn hóa Việt Nam là một thứ không bao giờ để tâm. Nó ra tiệm phở, nhìn đi nhìn lại không thấy ai như là người bán sách, nó kể tôi nghe chỉ thấy một ông già ăn mặc lôi thôi, nói tệ hơn y như là người “Vô gia cư – Homeless”. Nó đành hỏi ông ta và ông ta nói là Nguyễn Long. Nó mới hỏi quyển điện ảnh thì ông ta hết rồi và giới thiệu quyển sách mới. Nó phone về hỏi tôi mua không, tôi nói thôi mua đi. Khi đem về đây thì quyển sách dở thật , nên quên tựa đề là vậy. Thằng em tôi thì nó không tin đó là nhà Đạo Diễn Việt Nam ngày xưa. Mà cũng nhờ đọc hồi ký của đạo diễn Nguyễn Long thì tôi mới biết thêm các chi tiết giận hờn giữa ông và nhà văn Duyên, rồi Ao Thả Vịt trên báo của nhà văn Chu Tử và các chuyện sinh hoạt văn nghệ tại Sài Gòn. Các phim Việt Nam kể trên là tôi chưa được đi xem bên Việt Nam, chỉ có một số sau khi qua đến đây, tôi được xem qua DVD như phim “Người Tình Không Chân Dung” - Đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc, “Tứ quái Sài Gòn”, “Xa lộ không đèn”, “Như giọt sương khuya” và “Nắng chiều”.

Phải công tâm mà nói phim miền nam Việt Nam thời xưa thiếu đấm đá như phim võ thuật Tàu, đôi lúc đối thoại giữa các diễn viên khá chậm, xem chừng ảnh hưởng các loại phim Pháp. Tình tiết không ly kỳ dễ đoán ra cốt truyện, nhưng lại bạo hơn phim Tàu là có một vài cảnh “Sex” nhẹ y như các phim Pháp, nhưng vào thời đó là khá mạnh, nếu xem phim “Như giọt sương khuya” mới vào phim đã thấy diễn viên Trần Quang ôm một cô rồi. Cảnh nữ diễn viên Thẩm Thúy Hằng trong phim “Tứ Quái sài Gòn” đi tắm trong bồn tắm vô cùng sexy làm cho La Thoại Tân lé cả đôi mắt.

Vào năm 1972, các cuốn phim của diễn viên Lý Tiểu Long như “Đường Sơn Đại Huynh – Big boss”, “Tinh võ môn- Fist of Fury” xuất hiện tại Sài Gòn đã thu hút hết khan giả say mê về Cinema. Ong Lý Tiểu Long đã thay đổi hoàn toàn về cách làm phim võ thuật, mọi thứ là sự thật, vì ông ta là một võ sư, cũng nhờ ông mà điện ảnh Hong Kong có một thế đứng vững vàng vào ngày hôm nay và mọi người biết được đến những tên tuổi như “Jackie Chan – Thành Long”, “Sammo Hung - Hồng Kim Bảo”, “Chậu Nhuật Phát” . Tuy là nói phim chưởng Tàu ăn khách thì mình cũng nghĩ lại là thị trường điện ảnh của miền Nam còn bị trong kỹ thuật thô sơ và hoàn cảnh chiến tranh khó mà phát triển nổi. Nhìn lại lúc đó các nước chung quanh như Đại Hàn, Thái Lan, Mã Lai, Phi Luật Tân, Nam Dương.... cũng đâu ra được cuốn phim nào ăn khách như ngày hôm nay. Còn nội dung của các phim Tàu cho đến ngày hôm nay họ cũng còn quanh quẫn với các nhân vật lịch sử của họ như Hoàng Phi Hùng, Hoắc Nguyên Giáp, Hoàng Kỳ Anh, Trần Chân và gần đây nhất họ đem nhân vật YIP MAN là một võ sư kỳ tài về võ Vịnh Xuân, cũng là thầy của Lý Tiểu Long ra làm phim. Còn không thì họ cũng vẫn sử dụng những đề tài như Hoả Thiêu Thiếu Lâm Tự, Vua Càn Long... họ cứ pha chế từ chuyện thật cho đến lúc thành chuyện hoang đường vì người viết nghĩ các nhân vật đó có sống dậy thì họ cũng không tin tài của họ có thể bay từ nóc nhà này qua nóc nhà khác. Chỉ có tiếc là Việt Nam mình không khai thác được những nhân vật trong lịch sử ra thành phim như Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thái Học, Cô Giang, Trần Quốc Toản, Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão, Lê Văn Khôi.... nhất là ngày hôm nay mình có đủ can đảm làm phim Hội Nghị Diên Hồng không? chứ người Tàu họ luôn làm những cuốn phim đánh thắng Nhật một cách dũng cảm, còn mình có sợ như chuyện hơn 30 năm về trước về tuồng cải lương Thái Hậu Dương Vân Nga mà cô đào Thanh Nga bị bắn chết đến giờ vẫn chưa có bằng chứng cụ thể nhưng trong long người ái mộ cô Thanh Nga vẫn đoán ra ai là thủ phạm?.

Có lẽ cái Tết năm 1975 là lần chót tôi đi xem phim chưởng Tàu của thập niên 70 tại Sài Gòn. Sau đó tình hình chiến tranh tại Nam Việt Nam có nhiều biến cố, đâu ai còn nghĩ đến các tiết mục giải trí .Sau đó ngày 30 tháng 4 đã xảy ra và ai cũng biết những văn hóa gì trước đó phải chấm dứt để thay thế một nền văn hóa khác. Tất nhiên không loại trừ về giải trí điện ảnh, tôi nhớ cuộn phim đầu tiên của điện ảnh xã hội chủ nghĩa là “Đường về quê mẹ”, loại phim chiến tranh đánh Mỹ, anh bộ đội tên là Núi, một mình ôm những quả bom Mỹ xếp lại, sử dụng đó là vũ khí đánh Mỹ, về đêm Bomb Mỹ thả nhiều quá, anh chui vào trái bomb đã nổ mà ngủ... Phim trắng đen, chiếu trên truyền hình. Lúc đó bọn tôi đã được giáo dục Mỹ là kẻ thù của dân tộc Việt Nam, tuổi con nít dể nhận mọi thứ vào trong đầu, không cần biết thị phi trắng đen. Nên xem xong phim đó, cả bọn tôi trong xóm trầm trồ khen ngợi phim quá hay, đem những chi tiết anh Núi ngũ trong bomb là một cái gương cao cả, tất cả chúng tôi quên hết những tháng về trước đây đã xem những cuốn phim chưởng Hong Kong, không ai muốn nói tới vì đó là văn hóa đồi trụy.

Tôi bắt đầu lớn lên với điện ảnh xã hội chủ nghĩa. Thời gian đầu của ngày tháng sau tháng 4 năm 1975, tôi chưa được đi xem phim tại rạp hát, lúc đó tôi có đi ngang qua một số rạp vào khoảng tháng 9 hay 10 của năm 1975 thì thấy rạp Hồng Bàng, Kim Châu có mở cửa, nhưng không thấy ai vào xem, ngoài cửa rạp có để chiếu cuốn phim “Điện Biên Phủ”. Thằng bạn hàng xóm (được bố tôi thuê đi xem phim với tôi) có đi xem, về nó kể phim hay lắm, pháo ta nổ làm lính Tây chết như rạ, quân ta vận chuyển khí giới lên Điện Biên Phủ hết xảy và vv... Nó lại đi xem phim này với thằng bà con của nó mà bố mẹ thằng này từ trong rừng mới ra, cán bộ cao cấp vượt Trường Sơn vào trong Nam, được cấp một căn biệt thự tại đường Phan Đình Phùng, tôi có nhớ lại căn biệt thự này một lần thì cái thằng này nó mở máy lạnh và mở hết các cửa sổ, nó nói như vậy cho mát. Sau này tôi có nghe thằng này đi đông đức lao động. Còn thằng hàng xóm của tôi giờ đang ở Canada vì bố nó là thuyền trưởng, cấp tá trước năm 1975, đến ngày “đứt phim” ông ta quýnh quánh lái tàu đi mất tiêu, sau này mới bảo lãnh nó qua đó.

Sau đó phim Điện Biên Phủ có chiếu lên TV, một loại phim tài liệu, tôi xem được 5 phút là ngủ gật, đến giờ tôi cũng chẳng biết nội dung ra sao. Đến mùa hè năm 1976 là lần đầu tiên tôi được quay lại rạp hát, mẹ tôi dắt tôi đi xem phim ở rạp Đại Nam, phim tôi được xem là phim “Trẻ Mãi Không Già”, phim thần thoại của Rumani. Lúc đó đầu óc tôi không còn nghĩ đến phim chưởng Tàu nữa, còn cho đó là phim phản động, không nên xem, những phim xã hội chủ nghĩa là số một.

Đài truyền hình bắt đầu cho chiếu những phim của miền Bắc quay thời gian chiến tranh, những phim tôi được xem là “Anh Kim Đồng”, “Chị Tư Hậu”, “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” là tôi được biết đến nữ diễn viên Trà Giang, vài năm trước kia, tôi đi quay phim đám cưới, có một số khách miền Bắc họ ngồi nói chuyện rất là nghiêm túc vì tối hôm trước họ được gặp diễn viên Trà Giang qua thăm con du học tại London. Thêm những phim như “Nguyễn Văn Trổi”, “Cù Chính Lan” một mình chạy bộ theo xe tăng để ném lựu đạn, “Chị Nhung”, “Nổi Gió” và “Đến hẹn lại lên”.

Những năm đầu thống nhất, chính sách của nhà nước là cho những máy chiếu phim di động về những vùng ven Sài Gòn, ngoại ô và ngoài tỉnh để chiếu cho dân chúng xem. Tôi cũng hay đi xem những loại phim ngoài trời này, con nít ngồi la liệt xuống dưới đứng, người lớn thì đứng xem, phim chiếu thì chẳng có phim gì mới, vẫn là phim tuyên truyền, cho dù đã thắng Mỹ, vẫn cho dân xem tiếp, một phần số người miền nam lúc đó thất nghiệp kinh niên, đâu có gì làm, cho dù phim đã xem rồi cũng đi xem phim cho đỡ chán.

Đời sống sinh hoạt của Việt Nam ngày càng khó khăn vào năm năm sau cùng của thập niên 70, chuyện phim ảnh không còn là sinh hoạt giải trí của từng gia đình nữa, những cái gì trước kia phải phá bỏ, cái gì mang tên ngoại không được phép tồn tại, các rạp hát mang tên như Casino, Eden, Rex, Opera, Palace, Lux... phải biến mất để thay thế những tên như Lao Động, Vinh Quang... các ông chủ rạp hát dần dà chỉ còn bàn tay trắng. Thế hê Sài Gòn sau này không ai còn để tâm gì quá khứ Sài Gòn ngày xưa, một phần không có một tài liệu để lại cho họ đọc cả. Như nơi làm việc của tôi tại đây, có những cô thuộc thế hệ 80x lớn lên tại sài Gòn, có một lần tôi hỏi ai là người khai sanh ra rạp Rex , hầu như ai cũng đoán và trả lời là nhà nước Việt Nam. Không ai còn biết trước năm 1960 đó là tiệm bán xe hơi mang tên Bainer và sau đó ông Ung Thi mua tiệm này để xây rạp Rex. Đấy cũng là nơi có thang máy lăn (escalator) đầu tiên tại Việt Nam. Đến năm 1976 ông phải hiến hết gia sản của ông cho chính phủ hiện thời tại Việt Nam để đi định cư tại Pháp. Dần dà các rạp hát cũng xuống cấp, nhưng tôi vẫn lén nhà đi xem phim. Hể phim gì mang tựa đề hay hay là tôi đi xem liền, tôi tiêu thụ hết những loại phim cao bồi của Đông Đức sản xuất là “Những đứa con của gấu mẹ vĩ đại”, phim “Giải Phóng” của Liên Xô, “Người Cá” phim này khá ăn khách, đến nổi bài Hồ Gươm được sửa lời để cho người cá bơi tung tăng trong Hồ Gươm , rất tiếc đến giờ tôi quên hết những câu hát trong đó rồi. Các phim Liên Xô như “Chiến Tranh và Hòa Bình”, “Anna Karennina”, phim thần thoại như “Ruslan và Ludmila”, “Bạch Tuyết”.... Ngoài ra các đạo diễn Liên Xô cũng mượn các đề tài của tây phương làm phim như là phim “Những mũi tên của Rô Bin Gút (Robinhood), tôi nhớ lúc phim đấy chiếu tại Sài Gòn thì các rạp hát đông ghẹt, có lẽ người Sài Gòn nhớ đến Robinhood của Holywood thời xa xưa là Errol Flynn hơn là diễn viên Boris Khmelnitsky của Liên Xô đóng vai Robinhood mà rất nhiều người miền Bắc Việt Nam còn hoài hoài niệm về Liên xô thì họ rất thích Boris, họ còn cho hơn cả anh chàng tài tử gạo cội Kevin Costner của Hollywood đóng vai Robinhood vào thập niên 90. Thật ra khi Hollywood làm lại phim này thì các nhà bình luận đã phê bình là cùng một lúc Hollywood cho ra hai phim là “Hamlet” và “Robinhood”, lựa hai tài tử là Mel Gibson và Kevin Costner thì họ để không đúng vai vì Mel hấp dẫn lảng tử với một anh chàng cướp rừng xanh, còn Kevin thì đạo mạo với vai Hamlet, lý do đó hai phim đều không ăn khách như ý muốn.
Xem như phim Liên Xô thống lảnh tại Việt Nam ngoài miền Bắc cho đến sau này vào tận trong nam, chắc có lẽ đến ngày Liên Xô cáo chung thì mới không còn thấy trên thị trường Việt Nam. Chứ vào những giai đoạn đó có theo dõi hay không theo dõi phim ảnh tại Việt Nam thì ai cũng thấy những tên phim Liên Xô như “Moscow không tin những giọt nướt mắt”, “Cánh tay kim cương”, “Những chàng sĩ quan”, “Khi đàn sếu bay qua”, các phim cười như “ 12 chiếc ghế”, “Xổ số thể thao 82”.... rồi cả các phim tập Liên Xô được chiếu trên truyền hình, phim nổi tiếng nhất là “17 khoảnh khắc của mùa xuân” phim tình báo trong chiến tranh thứ hai, “Thép đã tôi thế đấy” dựa theo tiểu thuyết của tác già Nikolai Alexeevich Ostrovsky, nhân vật chính trong truyện là Pavel, một thanh niên lý tưởng dưới một mô hình của xã hội chủ nghĩa, nên nhân vật này thành thần tượng của giới thanh niên miền Bắc trong thời chiến tranh huynh đệ tương tàn của bắc và nam, có lẽ có anh hùng Pavel để noi gương thì mới có quyển nhật ký Đặng Thùy Trâm, đến sau này thêm một số thanh niên miền nam đi Thanh Niên Xung Phong qua tận Campuchia và giờ nếu muốn gặp những người đó rất dể dàng là cứ tìm những ông lái xe ôm tại Sài Gòn tuổi chừng 50 hoặc hơn thì hỏi những chuyện đi campuchia và đi công trường Lê Minh Xuân họ sẽ kể những câu chuyện ngày nào năm ấy.

Ngoài phim tập Liên Xô, các loại phim tập khác cũng thu hút nhóm trẻ Việt Nam là “Chín từng cây số” của Bungari, “ 5 chiến sĩ xe tăng và con chó” của Ba Lan. Nhưng ngược lại là khoảng thời gian đó phim Trung Hoa Đại Lục rất ít chiếu tại Việt Nam, tôi chỉ nhớ phim tôi xem qua là “Nam chinh bắc chiến”, phim hoạt hình “Tề Thiên Đại Thánh”. Ngoài ra có một phim Bắc Hàn tôi được xem nhưng sau 30 năm tôi quên mất cái tựa, chỉ nhớ khúc chót là hai mẹ con vượt biên giới từ Nam Hàn qua Bắc Hàn, rồi quay lại nhìn mảnh đất Nam Hàn mà tội nghiệp dân bên đó đang đau khổ dưới chế độ Pac Chung Hy.

Tôi xa dần các phim xã hội chủ nghĩa đông âu vì năm 1979 tôi rời Việt Nam và khi được định cư thì tôi được quay lại các loại phim Holywood, Hongkong, Phim bộ Hongkong, Đài Loan, các loại phim của Việt Nam được du nhâp qua đây và phim của người việt hải ngoại. Phần đó sẽ được kể trong bài sau.