Thursday 16 April 2009

Nói Về Sài Gòn

Khi người Pháp cai trị Việt Nam, họ đã làm cho Sài Gòn trở thành thành phố đẹp nhất Viễn Đông. Ban đầu thì chỉ có mỗi Sài Gòn, đến năm 1937 Chợ Lớn sát nhập vào Sài Gòn làm nên đô thành Sài Gòn và Chợ Lớn. Tính đến năm 1954, Sài Gòn - Chợ Lớn chỉ có 300 trăm ngàn dân trong đó Chợ Lớn chiếm 140 trăm ngàn dân.
Sau khi Pháp thất trận Điên Biên Phủ, thực lực của Pháp yếu đi nhiều, không còn đủ khả năng chiếm đóng các xứ thuộc địa và người Pháp phải ngậm ngùi ra đi khỏi Sài Gòn. Chánh phủ Ngô Đình Diệm được thành lập. Sự thành công của nhà họ Ngô là tái định cư cho 1 triệu dân từ Bắc vào nam, dẹp được các loạn đảng như Bình Xuyên, thu phục được tướng Trịnh Minh Thế và không còn sự chống đối của Cao Đài và Hòa Hảo.
Đến năm 1956, xã hội miền nam bắt đầu bước một không khí an bình, chánh phủ Ngô Đình Diệm ra nghị định là sát nhập Sài Gòn Chợ Lớn là một.
Năm 1960, chánh phủ Ngô Ðình Diệm giao cho kiến trúc sư Ngô Viết Thụ soạn thảo qui hoạch tổng mặt bằng Sài Gòn và Chợ Lớn, trung tâm của qui hoạch là một công trình kiến trúc nằm ở trục nối Sài Gòn-Chợ Lớn bao gồm những tòa nhà thẳng tắp hoặc có đường nét răng cưa to lớn, hoành tráng.
Dự án vĩ đại nầy biểu thị tinh thần Quốc gia của miền Nam Việt Nam sau khi giành lại chủ quyền từ Pháp, như là chỗ dựa để đối trọng với Cộng Sản Hà Nội.
Nhưng vì không có kinh phí nên chỉ có một số công trình được thực hiện như: xa lộ Biên Hòa, cầu Sài Gòn, Dinh Ðộc Lập, Thư Viện Quốc Gia, Binh Viện Thống Nhất
(Huê Kỳ viện trợ), bịnh viện Chợ Rẫy (Nhựt bồi thường chiến tranh), khách sạn cao cấp Cravelle, Palace và một số công trình tượng đài anh hùng dân tộc được xây dựng ở địa bàn Sài Gòn-Chợ Lớn.

Những kiến trúc sư Việt Nam lừng lẫy như Ngô Viết Thụ, Tô Công Văn, Phạm Văn Thắng, Nguyễn Quang Nhạc (đố án Ngân hàng Tín Dụng, Viện Trao đổi văn hóa Pháp, khách sạn Arc-en-Ciel), Nguyễn Hữu Thiện (đồ án Thư viện Quốc Gia), Nguyễn Bá Lăng (đồ án Chùa Vĩnh Nghiêm)... góp phần làm cho bộ mặt đô thành Sài Gòn hiện đại, kết hợp Âu-Mỹ, nhưng vẫn giữ được phong thái Việt Nam.
Những công trình kiến trúc của tư nhân qua các thời kỳ cũng góp phần làm cho đô thị Sài Gòn không đơn điệu, nghèo nàn và lạc hâu như Hà Nội.
Trong đó có công trình xây cất Chùa Xá Lợi, Chùa Ấn Quang, Việt Nam Quốc Tự; Bịnh viện Sùng Chính; Chợ Bình Tây của Quách Ðàm; Nhà Chú Hỏa của Hứa Bồn Hoa; Cầu Nhi Thiên Ðường của Lâm Thọ Vinh, Ngân hàng Nam Việt của Lý Long Thân, nhà máy xà bông Việt Nam của Trương Văn Bền, hãng kem đánh răng Hynos của Vương Ðạo Nghĩa; Rap hát Ðại Nam, Eden, Hoàng Cung, Palace, Thủ Ðộ... của Trương Vĩ Nhiên; Trường đua ngựa Phú Thọ (1932); hãng bào chế thuốc tây của La Thành Nghệ, Nguyễn Thị Hai v.v...

Sau năm 1975, vật đổi sao dời, những công trình xây cất của Sài Gòn bị rơi vào tình trạng không được nhắc tới lý lịch chẳng hạn quyển kỷ yếu trường Sư Phạm Thực Hành, 5 năm một chặng đường, không hề nhắc đến lai lịch của trường. Còn những công trình đáng nhẻ được trở thành điểm thu hút du khách quốc tế như Nghĩa Trang Mạc Đỉnh Chi mà bị phá hủy để thành công viên Lê Văn Tám, mà cái công viên này không có một hữu dụng cho thành phố. Rạp Đại Nam không còn nữa, bệnh viện Sùng Chính ngày càng xuống cấp còn Viện Hóa Đạo nghe đâu sẽ bán cho người Mã Lai.

Như nói trên Sài Gòn xưa kia mật độ dân số rất là thấp nhưng Sài Gòn ngày hôm nay trở nên vô cùng chật chội. Vào năm 1996, chỉ mất khoảng 20 phút từ chợ Bến Thành đi Taxi ra phi trường Tân Sơn Nhất, nhưng giờ thì phải mất đến 50 phút hay 1 tiếng. Rất nhiều nguyên nhân gây ra sự chật chội, nhưng cái chính là quy hoạch đô thị. Lấy ví dụ đơn giản là xây nhà cao từng, theo lời nói của một người thân của Quân như sau:

Khi cho xây nhà cao tầng trong khu trung tâm, mật độ dân số sẽ tăng cao, phải tốn nhiều tiền và công sức để nâng cấp hạ tầng, giải quyết các vấn đề phức tạp về an ninh xã hội, ô nhiễm môi trường... mà hậu quả khó có thể lường trước được. Đừng làm cho khu chật chội càng chật chội hơn.

Quy hoạch đô thị TPHCM cần phải nhìn tương lai trung và dài hạn, không thể nhìn cái lợi ngắn hạn. Tôi không ủng hộ chuyện đập nhà năm tầng để xây nhà 10 tầng, rồi đập và xây nhà 20 tầng... đập và xây 60 tầng. Việc đập nhà và xây mới cao hơn, đẹp hơn có thể có lợi cho nhà đầu tư, nhưng nhìn tổng thể, việc đập nhà là không có lợi cho kinh tế xã hội; đó là chưa nói đến chuyện đánh mất đi ký ức của đô thị, lịch sử quá trình tiến hóa của đô thị
.”

Bây đi vào sinh hoạt giải trí của Sài Gòn. Trước hết nói về quán Cà Phê vì đây là nét đặc trưng của Sài Gòn xưa và nay. Ngày xưa quán La Pagode ngoài đường Tự Do là nơi họp mặt của giới văn sĩ Sài Gòn như Nguyên Sa, Thái Thủy, Thanh Nam, Mai Thảo, Đinh Hùng, Vũ Khắc Khoan… những vị này người còn người mất hay đã đi ngoại quốc rồi. Còn giới nghệ sĩ hay lại quán 27 Nguyễn Thị Diệu, trước và sau 1975 các vị nghệ sĩ hay đến là Trịnh Công Sơn, Đinh Cường, Sĩ Phú….
Vì hình ảnh đẹp đó nên nhiều người rời Việt Nam lâu năm thường hay mong về Sài Gòn uống ly cà phê. Hình ảnh đó đẹp lắm chứ, nhưng nay Sài Gòn hiện lên vô số quán cà phê , đi đâu cũng thấy quán mang những cái tên rất gợi cảm như : Chiều Tím, Chân Mây, Tình Đầu, Thiên Thai… nhưng cũng có những quán nghe tên khá quái đản như Thằng Bườm, Thằng Mõ, Đen, Phê… rồi những tên rất là tây là MGM, Highland, Window 1, 2 … chắc có ngày sẽ có quán VISTA. Rồi có quán ăn kế theo tên nghệ sĩ là Văn Cao. Còn một loại quán mà không thể bỏ qua là quán cóc, quán vỉa hè, quán bụi, quán bốn bề là gió , quán 3 không là (không mái, không gái, không nhạc). Giờ đi ra gần Nhà Thờ Đức Bà, đối diện dinh Độc Lập vào sang sớm là các em sinh viên ngồi quán bốn bề là gió. Quán cà phê có tuổi đời cao nhất là quán ở đường Nguyễn Phi Khanh, kế bên cạnh rạp Cầu Bông (Casino Dakao), có từ khoảng vào năm 1953, trên nửa thế kỷ vẫn còn tồn tại. Quán không có tên, nhưng ngày xưa mang tên là Thái Chi, đây là tên bà chủ, bà ta là vợ của một quan lớn thời xưa. Bà mất trước năm 1975 và sau đó con cháu vẫn tiếp tục bán cà phê đến ngày nay….

Cảm nghĩ về âm nhạc thời nay

Tôi không biết gì về âm nhạc hết. Nghe một bài hát với giai điệu vui nhộn thì tôi nói bài đó vui quá đi, còn nghe bài hát với điệu buồn thì tôi buồn theo tiếng nhạc. Nên vậy việc nghe nhạc của tôi rất là đơn giản. Nhưng ngược lại tôi lại có nhiều cơ hội nghe các câu chuyện về nhạc Rock, Pop từ thập niên 1960 đến 1980 và tiếp xúc được vài nhạc sĩ Việt Nam tại hải ngoại, nhờ đó tôi cũng được các lời phê bình từ các nhà nhạc sĩ Việt Nam.
Cái chuyện tôi gần gũi với đời sống âm nhạc Rock và Pop của nước Anh là vì gần 10 năm tôi đi bán ngoài chợ trời, khu chợ này thu hút rất nhiều khách Hippy, y hệt là các hình ảnh trên đường phố San Francisco vào thập niên 1970, thanh niên để tóc dài và mặc quần ống loe. Tôi bán áo thung (T’ Shirt) một trong những mặt hàng bán chạy của tôi là áo in hình các ban nhạc Rock, Punk và Pop. vào thời đó tôi thuộc tên các ban nhạc vanh vách nhưng có nhiều ban nhạc tôi cũng chưa bao giờ biết họ hát như thế nào. Kế bên gian hàng của tôi là một gian hàng cũng bán nhạc Rock, Punk, New Wave, Pop... từ loại hàng mới , đến hàng cũ và cả hàng lậu nữa. Hàng lậu đây không phải là nhạc đang bán ở tiệm như Tower Record , đem về copy ra bán đâu, mà loại hàng các ban nhạc đang tập dợt trong Studio, không biết sao bị ăn cắp đem ra bán, bởi vậy có khi nghe được các tiếng đùa của các ca sĩ.
Sáng sớm mở cửa hàng là tôi phải bị nghe đủ loại nhạc rồi, vì vậy mà tôi theo dõi được các câu chuyện về làn sóng âm nhạc người Anh tấn công qua bên bờ Đại Tây Dương (là Hoa Kỳ). Ông nhạc sĩ Trần Quang Hải con của giáo sư Trần Văn Khê đã viết một bài rất hay về “ Swinging London in 1960’s” (nhún nhảy London ở thập niên 1960) bài đó hình đăng trên Tuyển Tập Nghệ Sĩ của Trường Kỳ.
Như đã nói tôi không biết gì về âm nhạc nhưng mỗi lần ở ngoài chợ , tiếng nhạc ở máy phát ra nghe tiếng tấu và giai điệu là tôi có thể đoán là ban nhạc nào đang hát. Còn nhạc Việt Nam thì tôi thấy rất là khó khăn nhận ra, ngay cả khi các nhạc sĩ Việt Nam chơi nhạc theo các điệu Nam Mỹ tôi thấy cũng khó nhận ra ngay điệu nhạc như Bolero, Chachacha... so với các đĩa nhạc mà chính nhạc sĩ Nam Mỹ trình bày.
Vào năm 1992, tôi có cơ duyên gặp nhạc sĩ Trần Quang Hải, tôi rất thích nghe ông Hải kể chuyện, với giọng miền nam mộc mạc, ông Hải kể chuyện rất duyên. Một câu chuyện ông ta kể mà tôi nhớ mãi là
Thuở bé ông ta rất thích sử dụng các nhạc khí như Piano, Violin... ông có ước mơ trở thành một nhạc trưởng, đứng trước một đại giàn nhạc cầm cái cây quơ lên quơ xuống để tiếng đờn, tiếng trống... đi theo ý mình. Khi qua tới Pháp, gặp một người thầy dạy nhạc người tây, ông Hải thuật lại giấc mơ của mình, thì người thầy đó nói tại bên Pháp cũng như toàn Châu Âu không biết bao nhiêu người có giấc mộng như ông và cũng nhiều học xong rồi chẳng bao giờ đạt được giấc mơ của mình cả, vậy thì một người á châu như ông có thể nghĩ là điều khiển được một giàn giao hưởng chăng. Nghe xong ông Hải chới với chưa biết tính sao, người giáo sư âm nhạc mới nói trong nhà ông có một vị sư gia âm nhạc đại tài thì sao không học ở ông ta. Đó là bố của ông, giáo sư Trần Văn Khê. Theo lời khuyên thì nay nhạc sĩ Trần Quang Hải có một đường lối riêng biệt, một tiết tấu độc đáo cho âm nhạc Việt Nam. Một điều tôi cảm thấy tự hào là khi vào tiệm nhạc lớn ở London, tôi đến quày chuyên bán nhạc quốc tế thì tìm ra được đĩa nhạc của vợ chồng là Quang Hải và Bạch Yến. Cũng như có một câu chuyện ngộ nghỉnh về nhà nhạc sĩ này là trước tôi có thằng bạn tên Thái sống ở Paris làm trong tiệm sửa máy computer, không ngờ tiệm lại gần nhà ông bà Hải, thì khi ông bà ta đem máy vào sửa thì thằng bạn tôi biết ông bà ta chứ ông bà Hải làm sao biết bạn tôi là ai. Qua nhiều lần sửa chữa thì quen nhau, nên khi có vấn đề trục trặc máy móc là ông bà ta cứ tìm thằng bạn tôi thôi. Nhiều lần như vậy những đồng nghiệp người Tây của bạn tôi mới tò mò hỏi cái ông này là ai và ông Hải là người rất giản dị nên Tây cứ nghĩ một người á châu lè phè mà thôi và không kiến thức gì. Bạn tôi mới đưa địa chỉ Website của ông Hải, nhóm Tây trẻ đọc xong phục ông sát đất vì tiến sĩ mà lại có cả Huy Chương Bắc Đẩu Bội Tinh nữa. Từ đó trở đi khi ông Hải vào tiệm là Tây cứ nhắc bạn tôi là ông Tiến Sĩ tìm bạn tôi đó.

Tôi chỉ nghĩ nền âm nhạc Việt Nam mình tạo ra được một tiết tấu nào đó thì chắc sẽ thu hút nhiều hơn. Hôm nay đọc được đoạn giải thích của nhạc sĩ Hồ Đăng Long, tôi rất thích giải thích của anh Long là dân tộc Việt Nam không phải nhảy múa thì không có nhiều tiết tấu. Nhìn vào dân tộc Phi Châu, họ sống từng bộ lạc chuyên nhảy múa nên loại nhạc Phi Châu có tiết tấu rất đặc sắc. Nghe là nhận cái hay của họ ngay, các vũ trường, ngay cả bên Việt Nam, họ mở nhạc nghe tưởng chừng loại nhạc thác loạn nhưng với tôi vẫn nghe ra rõ ràng tiếng đập trống ở bên bộ lạc Phi Châu.

Khi ngồi đọc các chuyện về âm nhạc thì tôi mới được biết tiếng nhạc dạo mở đầu của phim James Bond 007 là lấy từ tiết tấu của vùng biển Carribean, họ phân tích rất hay và mất nhiều công phu để thay đổi thành loại nhạc riêng cho James Bond và thành tiếng nhạc bất hủ từ phim DR No cho đến ngày hôm nay. Hay nhạc sĩ George Harrison của Beatles, một thời gian qua Ấn Độ theo tiết tấu bên đó nên có những loại bài như When My Guitar Gentle Sweep... Hay xem lại đoạn phim trình diễn của nghệ sĩ Jean Michell Jarr của Pháp thì nghe tiếng đàn organ độc đáo của ông khi đánh theo tiết tấu Trung Hoa và nhiều chuyện khác nữa.

Tôi luôn nể phục những ai đã bỏ tâm đến nền văn hóa Việt Nam, anh Hồ Đăng Long đã góp tay vào nền âm nhạc Việt Nam là điều vô cùng đáng quí. Tôi mong một ngày nào nền âm nhạc của mình ngày càng phong phú có những loại nhạc có tiết tấu cho mọi hoàn cảnh và cho các chủ đề như tiệc sinh nhật, tiệc cưới, tang lễ, thiếu nhi, lễ tốt nghiệp, thể thao....
Tôi là người không biết gì âm nhạc nên những gì tôi kể ra chẳng qua câu chuyện được nghe và thêm những cảm giác của mình mà thôi.

Chuyện Nhiếp Ảnh

Bài “Thời Thanh Xuân” rất hay, lời bình của anh Khoa, làm Quân có suy nghĩ đến nghệ thuật nhiếp ảnh xưa và nay. Nói theo kiểu “hòa vốn” là xưa có những nét đặc sắc của nó , mà còn nay thì có những nét độc đáo, mọi thứ có cái hay riêng biệt, nên không thể bỏ cái nào được hết. Nhìn tấm ảnh trắng đen của nữ diễn viên Audrey, với kỹ thuật thời đó thì tốn kém không biết bao nhiêu công phu để tạo ra tấm ảnh như vậy, từ việc đơn giản nhất là lấy cuôn phim trong phòng tối hay từ trong túi đen, rồi pha thuốc, sửa soạn máy rọi giấy, sau đó những công việc đầu tiên là thử rửa các tấm hình xem như thế nào, khi có tấm vừa ý thì mới công việc nghệ thuật tạo ra những ánh sáng nổi chìm trong tấm ảnh và đó là một khiếu thẩm mỹ của một con người mà họ đã bỏ nhiều thời gian tu luyện để đạt đến cảnh giới tuyệt đỉnh.
Ngày nay thì Photoshop đã giảm bớt công việc pha thuốc và không cần phòng tối nữa, nên cách làm việc của một người nhiếp ành xem không có vẻ như người làm ảnh, nếu đứng xa nhìn thì thấy người nhiếp ảnh không khác thằng bé đang chơi game “Thiên Long Bát Bộ” trên máy tính cho lắm. Nhưng cũng phải nói khi một người nhiếp ảnh muốn tạo ra những tấm hình giả cổ qua Photoshop thì họ cũng phải tốn biết bao nhiêu thời gian, cứ pha chế màu sắc cũng là một nghệ thuật tuyệt vời rồi.

Có một lần Quân gặp một cậu bé 20 tuổi, cậu ta nói học ảnh hơn hai năm nay nhưng cậu ta chưa bao giờ cầm đến máy hình chụp phim 35mm cả. Cũng như Quân từ ngày sinh ra là hơn 40 năm mà mới được cầm được cái máy chụp hình loại phim vuông, cảm thấy vô cùng thú vị khi cầm máy, mà không phải nheo mắt nhìn qua ống nhắm, mà chỉ cúi đầu nhìn vào hộp ngắm, rồi bấm một cái, sau đó cầm lấy cái cần, quay một vòng để lên phim, tất cả những động tác ấy trong thấy mình như một nhà nhiếp ảnh thực thụ, chứ cầm cái máy chụp hình phim 35 mm thì y như là đồ chơi con nít.
Một lần khác gặp một nhóm trẻ, họ đi vào phòng tối rửa phim, họ kêu ré lên khi nhìn thấy hình ảnh hiện dần trên giấy phim khi ngâm trong thuốc rửa, vì họ cứ nghĩ mọi thứ như kỹ thuật số là chụp cái rẹt là ra chứ không thể nào cực kỳ rắc rối như vậy cả.

Năm năm trước, Quân hỏi người giáo sư dạy nhiếp ảnh, Quân hỏi đến ngày nào thì ảnh kỹ thuật số sẽ giết chết ảnh phim, lúc đó ông ta không thể nào cho câu trả lời chắc chắn được nhưng có lẽ bây giờ thì có rồi. Đơn giản nhất là hiện nay các con buôn đại công ty máy ảnh đã cố giết chết máy phim, không sản xuất các loại máy hình dùng phim nữa, các đứa trẻ lớn lên sẽ nghe loại từ ngữ Digital, như thời của Quân là nghe phim màu techinicolor hay slide chứ từ trắng đen rất là hiếm hoi. Vào năm 2004, Quân đi Buôn Mê Thuộc, trên đường đi cầm chiếc máy ảnh Canon AE1, chế tạo khoảng giữa thập niên 70 và chụp hình trắng đen, mỗi lần chụp xong thay phim thì anh tài xế thấy vô cùng ngạc nhiên với các cuốn phim trắng đen của Quân, anh ta nghĩ Quân xài hàng siêu cấp, mà lại cho Việt Kiều thì cái gì cũng đặc biệt hơn người. Sau cùng anh ta quá tò mò mới hỏi Quân xài phim gì vậy mà từ nhỏ đến lớn chưa thấy qua. Anh ta ngẩn người khi nghe Quân nói về cuốn phim này.

Dù sao Quân cũng thích máy phim ở một điểm là chụp xong cuôn phim phải đi rửa, thế là mình có xấp ảnh trong quyển Album, còn loại kỹ thuật số thấy thiên hạ bấm cho nhiều nhưng cuối cùng chẳng thấy gì hết vì người chụp có lúc làm biếng chuyển hình qua máy tính, rồi cất giữ trong một cái đĩa và càng làm biếng đi ra tiệm rửa thì không biết bao giờ mới đưọc xem hình.
Một câu chuyện nghề nghiệp. Có một bà bác chuyên hay đi ăn đám cưới, mỗi lần gặp Quân là bà ta xin chụp một tấm ảnh, Quân chụp cho bà ta từ thời con xài máy phim 35mm, lúc đó hà tiện phim chỉ chụp cho bà ta một tấm, rồi mỗi lần gặp là cho tấm ảnh. Kể từ ngày đổi qua máy số, mỗi lần gặp Quân cũng bấm cho bà ta tấm ảnh mà còn bấm nhiều hơn xưa vì dâu cần hà tiện phim làm chi nhưng tiếc một điều bà ta sẽ chẳng bao giờ có ảnh xem vì Quân đâu muốn tốn tiền rửa cho bà ta.
Chúng ta có thể ngồi từ ngày này qua ngày kia để tranh luận là máy số tốt hơn máy phim hoặc máy phim chụp đẹp hơn máy số. Mà chúng ta cũng không cần phải tranh luận gì hết ai thích gì thì mua thứ đó về sử dụng. Có một điều Quân thích nhất là được xem sự phát minh và phát triển của ngành nhiếp ảnh, vì nó phối hợp giữa nghệ thuật vẽ ánh sáng và kỹ thuật văn minh của nhân loại. Cứ tạm lấy cái mốc phát triển nhiếp ảnh vào cuối thế kỷ 17 thì nghành này cũng xuất hiện gần 300 trăm năm, cho đến thập niên 1950 được công nhận giảng dạy trong một số trường Đại Học tại Tây âu và sau đó xuống các trường phổ thông và được tính một môn thi vào đại học. Tại Việt Nam, nay được xem một nơi có rất nhiều người sống về nghề chụp hình mà lại là một nơi chưa công nhận là một môn học trong trường phổ thông, kể ra cũng tiếc vì giới trẻ Việt Nam sẽ có ít cơ hội tìm hiểu về nghành nhiếp ảnh và trên tay họ luôn có chiếc máy kỹ thuật số tí hon xinh xắn và đi đến đâu bấm rét một cái và những tấm ảnh đó có thể không được giữ trong ký ức và xóa bỏ khi tấm thẻ nhớ bị chứa quá tải……

Back to 80's - Part III

Back to 80’s Part III

Người bạn đầu tiên trong lớp A2 của trường Sư Phạm viết thư cho Quân khi mới rời được Việt Nam là Minh Duy. Thư viết vào năm 1981 từ Galang – Nam Dương. Sau đó là Thế Mỹ viết từ San Francisco, Hoa Kỳ. Mỹ kể là tiếp học phổ thông, nhưng vui lắm vì cuối tuần là đi nhảy đầm, quen được mấy cô người Bỉ, nên du dương mấy cô trên sàn nhảy thật là mê ly. Mỹ nói thích nhất là ban nhạc Air Supply từ bên Úc, với bài “All Out Of Love”. Tôi cũng biết bài đó vì từng chiếm hạng 2 trong chương trình văn nghệ của đài truyền hình BBC (Top of the Pops) vào năm 1980. Còn sau đó tôi không còn nghe tới cái ban nhạc này nữa. Cho mãi đến năm 1996, lần đầu tiên đi quán bar tại Mã Lai Á thì tôi mới biết Air Supply là thần tượng bên Đông Nam Á. Cũng như ban nhạc Michael Learns to Rocks, ban nhạc Đan Mạch , bên Châu Âu không ai nghe tới nhưng năm 1997 làm mưa làm gió tại Châu Á. Thế Mỹ viết cho tôi khoảng 2 lá thư và tôi viết được 3 lá thư thế là tình bạn qua thư từ chấm dứt luôn. Mỗi người một cuộc sống chuyện viết thư cho nhau cũng không phải dễ. Sau Mỹ là tôi nhận được thư Gia Hưng từ Canada. Cũng không hơn gì Thế Mỹ là chúng tôi viết cho nhau được 2 lá là tịt ngòi luôn. Mà còn bầy đặt hơn nữa là tôi viết cho Gia Hưng bằng tiếng Anh chứ không bằng tiếng Việt, để cho đến giờ chính tôi lại tự chê trách người khác chuyên xài tiếng Anh (xin đọc lại bài cũ trên Blog). Liên lạc với Gia Hưng là tình bạn đơn thuần nên không có một kỹ niệm nào về văn nghệ.
Có một người ít viết cho tôi nhưng lại khá điều đặn là ít nhất 1 năm một lá (mà tính lại cũng không quá hơn 1 lá). Thư Duy gởi cho tôi lúc nào cũng có bài thơ đính kèm. Nhưng thằng như tôi có hiểu gì thơ đâu. Duy gởi thì tôi giữ làm kỷ niệm.
Đến giữa thập niên 80, tôi liên lạc được với Thái nhờ thầy Quốc cho địa chỉ . Thầy dặn là cố liên lạc với Thái và Thầy nói tôi một câu Hán Việt là “Tha Hương Ngộ Cố Tri”. Cho đến ngày 10 tháng 8 năm 1986, tôi gặp Thái tại Paris sau 7 năm không gặp nhau. Ở cái tuổi 21 chúng tôi cũng có nhiều chuyện để nói. Nhắc hết bạn bè tại Việt Nam, tên lập đi lập lại nhiều nhất là Minh Trang, sau đó nói về Lân, Khanh, Hương và nói cậu Minh nhà ta có tin đến Canada rồi sao lien lạc đây???? Tất nhiên Thầy Quốc và Cô Tuyết không thể bỏ qua được.
Sau chuyện bạn bè là qua chuyện nhạc nhọt, nhất là Thái biết đánh guitar nên các câu chuyện ca hát chúng tôi nói hoài không hết. Thái nói với tôi là thích ban nhạc “Kool and the Gang”, “Scorpion” của Đức với bài Holiday, loại nhạc New Wave do cũng ban nhạc Đức hát là Modern Talking với các bài “You’re my heart, you’re my soul”, “Atlantic Calling SOS for love”… và cô ca sĩ khêu ngợi cũng là người Đức Sandra với bài “In the heat of the night”. Anh chàng Thái này có duyên với các sĩ Đức. Còn tôi bị ảnh hưởng nhạc Anh, thật ra tôi nghe nhạc Anh cũng có một số nào thôi, nhưng tôi lại thích đọc thông tin các sinh hoạt văn nghệ xứ Anh nhiều hơn nên một số câu chuyện vẫn còn trong tâm tư tôi mà vẫn chưa quên được như là:
Vào giữa thập niên 80 có các câu chuyện đáng nhớ. Nạn đói tại Ethiopia bên Phi Châu làm thế giới không thể làm ngơ. Anh chàng Bob Geldof của ban nhạc Boomtown Rat và Midge Ure của ban nhạc Ultravox đã đứng ra kết hợp nhiều ca sĩ tại Anh quốc để hát cứu đói tại Ethiopia. Hai anh chọn cái tên là Band Aids, cho ra đời bài hát “Do They Know It’s Christmas?” với một lực lượng hùng hậu để ca bài này , trong đó có Elton John, Wham, Duran Duran, Cultural Club, Queen, Status Quo, Paul Marcarney, David Bowie, người giữ tay trống là Phil Collin... và bài hát đứng đầu vào Noel 1984, bán được hơn 3 triệu đĩa nhạc, cứ trung bình là 1 đô la 50 cent một đĩa. Nhưng vẫn chưa đủ cho đến tháng 7 năm 1985. Nhóm Band Aids này quyết định làm một vòng cứu đói trên toàn thế giới, tổ chức 2 ngày cuối tuần tại London hát trên sân vận động Wembley. Hát qua đêm không nghĩ, truyền hình trực tiếp toàn châu âu và qua đến bờ Đại Tây Dương và Radio phát trên toàn thế giới. Có thêm sự đóng góp một số băng nhạc Rock của Nhật tại Tokyo là họ cũng tổ chức văn nghệ bên đó. Phải nói đây là một đại nhạc hội được tổ chức vô cùng qui mô và quá thành công trong lịch sử âm nhạc. Nên ông Bob Geldof người ca sĩ gốc Ái Nhĩ Lan đã được Nữ Hoàng Anh Quốc phong chức “SIR” sau khi hoàn tất chương trình cứu đói của ông ta.
Phía bên bờ Đại Tây Dương, mấy anh chị ca sĩ Hoa Kỳ đâu chịu thua, cùng nhau lập ra USA for Africa’s với bài hát We are the world, do Michael Jackson và Lionel Ritchie viết lời hát. Đĩa hát được tung ra bán vào tháng 3 năm 1985, vào tuần đầu tiên là 800 ngàn bản là bán sạch ngay. Lực lượng tham dự cho đĩa hát này thì cũng chẳng thua bên Anh quốc, hết tất cả anh em nhà Michael Jackson đều tham dự, Billy Joel, Kenny Logins, Diana Ross, Paul Simon, Steven Wonder, Bob Dyland….
Thập niên 80 là sự thịnh hành của máy nhạc Walkman. Tuổi trẻ là có một cái máy và một số băng cassette. Thời đó cầm cái máy đó đi khắp phố phường là tiện lắm rồi. Gặp lại Thái ở Pháp rất vui, sau đó rủ thêm người bạn cùng trường là Bùi Sĩ Trí cùng nhau xuống tận Nice, miền nam nước Pháp để xem đầm Tây tắm biển không mặc quần áo. Trong hành lý đem theo không thể nào quên được máy Walkman và một số nhạc của Modern Talking, Madonna thì lúc đó cô ca sĩ đây sự quyến rủ đã thành công trên thị trường với Album True Blue.
Vào Noel 1986, Quân qua Pháp chơi nữa, thì Thái đưa lá thư Thanh Hương viết cho Thái. Nội dung cũng hỏi thăm sức khoẻ và thêm vài câu nói về nhạc Pop thì Quân còn nhớ một câu trong thư “Tớ thì rất thích tiếng hát của Peter Cetera…” thì năm 1986, anh ca sĩ này đã thành công cho bài hát “Glory of Love” cho phim “Karate Kid 2”. Đây là loại phim dành cho thiếu niên, kể một cậu bé Mỹ được một võ sư Đại Hàn truyền võ thuật để bảo vệ sự hà hiếp của những kẻ học võ mà không tình thần hiệp sĩ và chuyên dung võ bắt nạt kẻ yếu. Phim này rất ăn khách bên Mỹ. Anh chàng ca sĩ Peter Cetera là thành viên của nhóm Chicago, khi Thanh Hương nói thích giọng hát của ca sĩ này thì tôi không rõ là thích băng nhạc Chicago nổi tiếng với bài “If you leave me now” vào năm 1975 và bài “It’s hard for me to say sorry” vào năm 1983, hay là bài Glory of Love đang thành công trong năm. Nhưng Hương giờ không nhớ chuyện ngày xưa.
Mùa hè 1987, Quân đặt chân tới nam California. Gặp được Minh Duy. Hai thằng không bao giờ nói chuyện văn nghệ nhưng hai thằng lại đi xem văn nghệ nhiều hơn. Đi với Duy, tôi mới biết Duy có bài hát tủ là “Đường Xa Ướt Mưa” của nhạc sĩ Đức Huy. Nghe Duy hát bài đó hay lắm, đi đâu cũng thấy bạn bè Duy kêu hát bài này. Thời gian đó trong cộng đồng Việt Nam tại Cali rất chuộng nhạc New Wave nên có sự xuất hiện các ca sĩ mới ra lò là Lynda Trang Đài, Kiều Nga, Kim Ngân… tuy nhiên có một điều lạ là các loại nhạc New Wave là chuyên lấy từ Châu Âu như Ý, Đức… chứ không lấy từ Anh quốc.
Cũng trong năm đó tại Mỹ các băng nhạc như Starship thành công với bài “Nothing’s Gonna stop us now” cho cuốn phim cười Maniquen và cuốn phim “Dirty Dancing” do Patrick Swayze thủ vai chính. Thái bạn chúng ta rất thích bài “She’s like the wind” trong phim này:

She's like the wind through my tree
She rides the night next to me
She leads me through moonlight Only to burn me with the sun
She's taken my heart But she doesn't know what she's done

Thập niên 80, có những chuyện đáng nhớ trong môn thể thao là một số quốc gia của thế giới tự do tẩy chay không đi dự Thế Vận Hội 1980 tại Moscow – Liên Bang Xô Viết vì vấn đề Afghanistan. Nên đến Thế Vận Hội 1984 tại Los Angeles cũng bị một số quốc gia Đông Âu từ chối tham dự. Đến năm 1988 là một sự kiện lớn nhất tại Châu Á là Nam Hàn đứng ra đăng cai Thế Vận Hội vì kể từ Thế Vận Hội Tokyo 1964, bên Châu Á chưa có quốc gia đủ khả năng tham dự.
Giải đá banh thế giới 1978 tại Argentina chưa được trực tiếp trên TV tại Việt Nam. Người Việt Nam trong nước chỉ được theo dõi qua báo chí và radio. Đến năm 1982 tổ chức tại Tây Ban Nha, Quân có thư bạn bè từ Việt Nam kể là có được xem một số trận. Lần tổ chức 1986 tại Mexico thì bên Việt Nam theo dõi được khá nhiều.
Trong môn Tennis, tay vợt John Mac-enroe để một câu bất hữu là “You Cannot be serious” là vì quả bóng anh đánh là anh tin vào trong sân nhưng trọng tài tuyên bố ra ngoài nên anh tranh cãi và anh nói lên câu này. Vài năm sau công ty Cannon đã sử dụng câu này cho bảng quảng cáo máy chụp hình.

http://www.youtube.com/watch?v=ekQ_Ja02gTY&feature=PlayList&p=F3F870D6406F579F&playnext=1&playnext_from=PL&index=5

Năm 1985, Boris Becker người Đức trẻ nhất 17 tuổi thắng giải Wimbledon. Đến năm 1989 anh chàng Michael Chang người Mỹ gốc Đài Loan là người trẻ nhất 17 tuổi thắng giải French Open.
Tới đây chắc tôi cũng nên chấm dứt chủ đề này. Nên chọn đề tài khác cho các câu chuyện sau…. Giờ chưa nghĩ ra … nhưng rồi sẽ có…

Back to 80's - Part II

Khi đài truyền hình Mỹ phát tại Việt Nam vào cuối thập niên 60, khán giả thiếu nhi như chúng tôi bắt đầu quen biết với loạt phim truyền hình mỗi tuần như là “Mission Impossible”, “Hawaii Five O”, “ Star Strek hay Lỗ Tai Lừa”, “Bonaza” , “Batman”, “Combat”… Nhưng đó chỉ là loại phim chỉ có cốt truyện 50 phút cho đến 1 tiếng là hết, chứ không như phim bộ dài lê thê, nên người xem không phải theo dõi mỗi tuần.
Cho đến khi loạt phim bộ truyền hình “Dallas” ra đời vào năm 1978 nhưng đến đầu thập niên 80 mới được trình chiếu tại Châu Ấu. Nhiều người đã say mê theo dõi về những mẫu chuyện tranh giành quyền lực, tiền bạc, dục vọng và sinh tồn. Những cái tên quen thuộc , trở thành những nhân vật của câu truyện trong đời sống hàng ngày như “JR”, “Gary”, “Bobby”, nhất là cô đào Victoria Principal thủ vai Pamela là được nhiều người thích thú vì cô ta là một người đẹp trong phim. Có lẽ “Dallas” là một loại tiên phong của phim tập nên mấy anh chàng đạo diễn Hong Kong đã nhìn ra được thị hiếu của khán giả nên cho ra lò một loạt phim tập vô cùng ăn khách tại vùng Đông Nam A là phim “Bờ Thượng Hải” để cái tên ăn khách hơn thì Việt Nam mình gọi là “Máu Nhuộm Bãi Thượng Hải”. Người ta bắt đầu biết được cái tên “Hứa Văn Cường” do Châu Nhuận Phát diễn vai chính và nhất là bài hát trong phim được nhiều người yêu thích.
Còn trên màn ảnh rộng của những năm đầu thập niên 80 thì đạo diễn đại tài Steven Spielberg của Hollywood đã thành công với cuốn phim hành động là Raiders of the Lost Ark. Diễn viên Harrison Ford đã thu hút khán giả ở vai Dr Jones và từ đó có tập hai, tập ba và gần đây là tập bốn. Trong bốn tập thì tập hai là thú vị nhất là có em Ke Huy Quan người Việt gốc Hoa diễn xuất vai phụ cùng với Dr Jone.
Về phim ca nhạc thì cuốn phim “the Star is Born” thì lại ăn khách với bài “Women In Love”, do nữ diễn viên Barbra Streisand vai chánh trong phim trình diễn bài hát, tuy là phim được hoàn tất vào năm 1976 mà mãi đến 5 năm mới xuất hiện trên màn bạc. Một cuốn phim không ngờ đoạt 2 giải Oscar trong năm 1983, đó là phim “A Officer and Gentlemen” do nam diễn viên Richard Gere thủ vai chánh, mọi người ngạc nhiên đây là một loại phim vốn đầu tư rất là thấp, vào lúc ban đầu tưởng chừng không đủ vốn làm phim. Thế mà khi phim đem trình làng thì thành công ngoài sức tưởng tuợng. Phải nói phim này đoạt được thị hiếu của người Mỹ, vì đưa ra một sự hào hùng của nghành hải quân Hoa Kỳ và nhất là mấy ông lính Mỹ hay mang tiếng là đi đâu cũng để con rơi và con lai. Mà cuốn phim này chứng minh sự chung thủy và trách nhiệm của những anh chàng sĩ quan hào hoa. Phim này cũng thành công với bài hát “Up where we belong” do đôi song ca Joe Cocker & Jennifer Warnes trình diễn.
Các loạt phim chiến tranh Việt Nam được các nhà đạo diễn tại Hollywood xào nấu ở mọi phương diện. Họ sử dụng đề tài Việt Nam cho đến năm 2000 mới tạm chấm dứt. Những tựa phim như “First Blood hay Rambo”, “Apocalypse Now”, “Deer Hunter”, “Born on the 4th of July”, “Full Mental Jacket”, “Hamburger Hill”… là nói về cuộc chiến Việt Nam. Có một cuốn phim là “Hamburger Hill” là Quân có đi lồng âm tiếng Việt trong đó, phim lúc đó đã quay xong, không hiểu vì nguyên nhân gì mà họ lồng âm thanh tại PineWood studio là phim trường chuyên làm phim 007 James Bond. Một người bạn của Quân không biết tại sao anh ta kiếm được cái mối này. Anh ta kêu Quân đi theo và nói đi lồng tiếng đi họ trả tới 200 đô. Lúc đó là một sinh viên được số tiền này thì thích lắm. Vào trong phòng Studio là họ bắt mình làm âm thanh bộ đội đánh Mỹ. Kể ra số mình không được đi bộ đội thật nhưng cũng được la xung phong giết Mỹ. Mà mấy anh chàng chuyên viên âm thanh bắt là xung phong mà phải chửi thề nữa. Rồi khi bị lính Mỹ bắt chết thì phải giả âm thanh như đã chết rồi. Mấy chị bạn đi theo phải làm âm thanh gái làng chơi, kêu lính Mỹ choe choé, mà phải nói tên đạo diễn cũng mò đâu mấy câu tiếng bồi , bắt mấy chị nói cũng hay thật. Vậy mà lồng tiếng cho cuốn phim mà cho đến giờ gần 25 Quân vẫn chưa xem cuốn phim đó.
Qua phần ca nhạc thì đầu thập niên có những bài hát Disco đáng kể như là D.I.S.C.O, Hang Up của nhóm Ottawa. Bài “Fame” do ca sĩ Irene Cara. Bài Fame nổi tiếng trong giới “Teen” là đài truyền hình Hoa Kỳ cho ra loạt phim “Fame” nói về sinh hoạt hàng ngày của nhóm trẻ trong một trường âm nhạc. Bên Anh xuất hiện hai anh chàng ca sĩ khá đẹp trai, lập ban nhạc tên là “Wham”. Hai anh chàng này mới ra sân khấu với bài “Young Gun” là các cô mê tít thò lò, sau đó là bài “Bad Boy”. Ban nhạc Wham muốn nổi tiếng nên năm 1984 đã qua Trung Quốc trình diễn. Đây là ban nhạc Tây phương đầu tiên xuất hiện trong một nước Xã Hội Chủ Nghĩa như Trung Quốc. Hai anh chàng này làm cho nhóm “Teen” tại Bắc Kinh điên cuồng. Hai anh đi lang thang trên Vạn Lý Trường Thành chụp hình với một đứa bé mặc quần áo quân đội nhân dân. Trong đêm trình diễn thì hai anh hát bài Free Doom làm cho thanh thiếu niên Trung quốc nhiệt liệt hưởng ứng.

I don't want your freedom
I don't want to play around
I don't want nobody baby
Part time love just brings me down
I don't NEED your freedom Girl, all I want right now is you
Like a prisoner who has his own key
But I can't escape until you love me I just go from day to day Knowing all about the other boys You take my hand and tell me I'm a fool to give you all that
I do I bet you someday baby Someone says the same to you

Vào lúc đó anh chàng Michael Jackson thật sự mới nổi tiếng. Hai Album của anh là “Bad” và“Thriller” đứng đầu để cho anh ta thu một số tiền lợi nhuận khổng lồ.
Chương trình văn nghệ Sư Phạm Thực Hành
“ To Be Continued”

Back to 80's - Part 1

Có lẽ một trong những mất mát lớn nhất trong nhóm chúng tôi là không cùng nhau để có kỷ niệm của một thời bắt đầu biết yêu và để nhớ. Chúng tôi không cùng nhau hưởng những giây phút mộng mơ là mỗi đứa có một thần tượng trong lòng, cùng nhau trao đổi một đĩa nhạc của những ban nhạc hay ca sĩ mình yêu thích. Chúng tôi không có dịp bắt chước thần tượng mua một đồ về mặc và cắt một mái tóc giống như họ.
Vào đầu thập niên 80, không có gạo mà ăn thì những cái gì cho tuổi trẻ hay “Teen” là một thứ xa xỉ phẩm. Đứa nào được thân nhân tại hải ngoại gởi về chiếc quần Jean Levis và ra chợ Sài Gòn mua đôi Sa Pô về mang là một dân chơi lắm rồi.
Sự thiếu thốn làm cuộc sống chúng tôi thụt lùi dần so với thế giới bên ngoài. Chúng tôi không có biết những tên tuổi ca sĩ nổi tiếng, chúng tôi không biết những cuộn phim nào hay, chúng tôi không biết tài tử nào ăn khách, chúng tôi không biết những ngôi sao thể thao nổi tiếng và nhiều thứ chúng tôi không biết và không biết cho đến lúc từng đứa cứ từ từ ra đi, để đến nơi học những điều mới lạ và viết thư về kể cho những đứa còn ở lại.
Khi tôi mới đến nước Anh là đúng ngày giải Tennis Wimbledon khai mạc. Lúc đó mở truyền hình lên là thấy một TV màu, tôi thích thú nhìn vào màu TV, dĩ nhiên tôi không hiểu gì trên TV. Nhìn vào màn hình là thấy anh chàng Björn Borg người Thụy Điển đang tranh giải Tennis. Sau này tôi mới biết anh ta là một thần tượng và hình tượng của các thiếu nữ vào giữa thập niên 70. Anh ta là một “Golden Boy” vào năm 1974 tại Wimbledon, đến nổi cảnh sát phải bảo vệ anh ta còn không là các cô gái cứ chầm chậm ôm lấy anh ta. Vào giai đoạn đó, nước Thụy Điển sinh ra một số nhân vật nổi tiếng trong thể thao và âm nhạc như là ban nhạc ABBA. Một ban nhạc thành công nhất sau khi thắng giải âm nhạc Châu âu (Eurovison song contest). Hàng năm tại Châu âu thi đua giải này vào tháng 5, thường những ban nhạc thắng giải này xong là chẳng làm được gì cả, là chìm luôn. Riêng ABBA thắng giải qua bài hát “Warterloo”năm 1974 là từ đó như diều gặp gió là nổi tiếng khắp 5 châu và cho đến năm 1982, bài hát khá hay là bài “One of Us” trong Album Visitor là nói lên sự chia tay của ABBA.
Vào cuối thập niên 70 Hoa Kỳ rầm rộ với loại nhạc Disco, những ban nhạc như Earth, Wind and Fire, Village people đây là ban nhạc ăn mặc ngộ nghỉnh nhất là anh chàng làm Mọi Da Đỏ, anh thì ăn mặc như cảnh sát, một anh thì là dân lái xe máy, một anh ăn mặc đồ lính và anh thì làm công nhân xây cất. Ban nhạc này nổi tiếng với bài YMCA , In the Navy và riêng tôi lại thích bài Go West (nói lên mấy anh Đông âu muốn qua Mỹ làm ăn). Ngoài ra còn có Kool and the Gang, Odyssy. Còn nhóm Boney M lại là nhóm bên Tây Đức thành công với loại nhạc Disco này và cũng là nhóm đầu tiên của Tây phương vào Liên Bang Xô Viết trình diễn . Họ dám trình bày bài hát Rasputin

There lived a certain man in Russia long ago
He was big and strong, in his eyes a flaming glow
Most people looked at him with terror and with fear
But to Moscow chicks he was such a lovely dear
He could preach the bible like a preacher
Full of ecstasy and fireBut he also was the kind of teacher
Women would desireRA RA RASPUTIN
Lover of the Russian queen
There was a cat that really was goneRA RA RASPUTIN
Russia's greatest love machine
It was a shame how he carried on

Còn bên London thì đưa tiếng đàn Synthesizer đã sinh ra luồn âm nhạc Punk and New Wave. Những ban nhạc đã thay đổi cách sinh hoạt của tuổi trẻ. Họ không còn để tóc dài , mặc quần ống loe như Beatles và Rolling Stone. Họ bắt đầu nhuộm tóc màu, tóc dựng đứng, xuyên lỗ tai, quần ống bó, áo thun bó sát người và xâm trên người. Những ban nhạc gọi là Punk trở nên nổi tiếng như Sex & Pistol, the Jams… còn bên New Wave là ban nhạc Police nổi tiếng với bài” Every Little Thing She Does Is Magic” , Blondie với những bài như “the Tide is High, Atomic, Heart of Glass…,” nhóm Human League với bài “Don’t you want me”.
Vào cuối thập niên 1970, chúng tôi không được xem những cuốn phim nổi tiếng như “Star War”, “Gease” , “Saturday Night Fever” là cuốn phim hát những bài hát Disco của ban nhạc Bee Gees và những điệu nhún nhảy Disco. Cũng vào thời gian là ra đời cuốn phim đánh Box “Rocky” và bắt đầu các nhà làm phim khai thác phim liên quan chiến tranh Việt Nam như phim “Taxi Driver” một loại phim tâm thần nhưng đã đưa tên tuổi Robert De Niro lên màn bạc Hollywood. Tới đây tạm dừng chương trình văn nghệ Sư Phạm Thực Hành . Xin mời mọi người nghe bài VIDEO KILLED RADIO STAR

Chuyện Linh Tinh

Thuận tay nào?

Hình như những ai thuận tay trái là hay bị bất công trong việc sử dụng các món vật dụng chung quanh. Chẳng hạn cái tu vít , không biết có ai đã thấy qua cái tu vít dành cho người thuận tay trái chưa? Vì hầu như các tu vít chúng ta sử dụng mỗi ngày , thì cán xoay chế ra cho người thuận tay phải vặn xoay vòng khi xiết con ốc.
Rồi xem cái máy chụp hình, cái nút ấn chụp luôn chế bên phải, khó mà tìm ra cái máy ảnh có nút ấn bên trái. Nghe đâu trong tương lai công ty máy hình PENTAX sẽ cho ra đời chiếc máy số LK20D, thì nút ấn để phía bên trái. Không biết cái máy này sẽ bán chạy không?
Kể ra thì từ xưa đến giờ những người thuận tay trái rất là nổi tiếng. Như anh chàng John Mc Enro đánh Tennis thuận tay trái, hay hiện tại cậu em Rafa Nadal hạn nhất về Tennis cũng thuận tay trái. Ca sĩ khiêm nhạc sĩ Paul Maccarney cựu thành viên của ban nhạc Beatles cũng đánh đờn tay trái và một số người nổi tiếng khác…Nhưng các vị nổi tiếng này chắc không thích cầm máy hình đi chụp hình đâu nhỉ !!!

Chụp hình tại xứ người

Đi qua An Độ chụp hình coi bộ khó hơn bên Việt Nam, vì khi đi chụp các sinh hoạt chung quanh là hầu như mọi người sẽ ngó chầm chập vào người chụp ảnh. Như vậy mình sẽ không thoải mái. Tuy nhiên có một phương pháp là mình cứ cầm máy ảnh lên ngó nghiên và đứng yên một nơi trong vòng 5 – 10 phút là người chung quanh sẽ không còn để ý mình nữa. Có đều cách này không dùng được 100% vì có một số trẻ em Ân thừa kiên nhẫn mà đứng ngó mình không rời và xem mình làm gì cho đến lúc mình thì mới thôi.

Sài Gòn Du Hý 2008 - Phần 2

Những câu chuyện vặt tại Việt Nam…

Ngày 3 / 1/ 09 có một người quen nhờ Quân đi Vũng Tàu chụp hình cưới cho cô con gái. Cô bé người miền nam chính gốc lấy chồng ngoài Vũng Tàu , mà thằng chồng là gốc bắc kỳ 1975, dân Thái Bình.
O bên đây mỗi lần đi quay phim đám cưới cho anh em đặc khu Bắc kỳ, luôn phải nghe những câu nói coi trời bằng vung. Nào ngờ về tới Việt Nam cũng phải nghe như câu không khác là bao nhiêu. Bởi vậy Quân hay nói Việt kiều qua tới đây bản chất vẫn như cũ nhưng sau đó trở nên tinh vi hơn sau khi học thêm mánh lới nên khi trở về VN chơi hay bị gây mâu thuẫn giữa đôi bên.
Vũng Tàu là một thành phố đẹp, sự phát triển tốt hơn xưa nhưng có một điều đáng tiếc là thành một nơi kinh doanh mất trật tự nhất là về giá cả, làm du khách càng ngày càng muốn không tới. Mặt xây dựng thành phố thì có nhiều building, khách sạn và nhà hàng khá đẹp mắt. Nhất là dân Việt Nam ngày càng thích tổ chức cưới hỏi trong các khách sạn trang trọng. Cái khách sạn Quân tới dự có lẽ đứng nhất nhì ngoài Vũng Tàu, lớn đến mức độ tổ chức được ba cái đám cưới lớn. Địa điểm của đám này là sân ngoài trời có hồ bơi, tính ra tới 300 bàn, tuy sang như vậy mà dưới ánh mắt Quân thì thấy rõ quan niệm của quốc gia giàu có và nghèo nàn là một bên mạng người đi đầu còn một bên tiền bạc lợi nhuận đi trước. Vì Quân thấy ở một nơi ngoài trời, để một thùng điện, dùng để đưa điện tới hệ thống âm thanh, đèn pha, rồi các dây điện đèn, rồi lối thoát là một lốI duy nhất, nghĩ dại thùng điện nổ thì tha hồ mà chạy, 300 người lấn vào cái cửa cho bằng thích.
Đi chụp hình quay phim đám cưới tại Việt Nam là không có giờ để ăn, vì nhà hàng đưa đồ ăn ra nhanh lắm, ở tỉnh nhỏ có khi chưa đem ra hết món là khách đi về rồi. Đám cưới tại Việt Nam như là đi trả lễ, đóng tiền hụi, rồI thưởng thức vài ba món cho xong, chứ tiệc cưới không phải là nơi là họ gặp nhau. Nên thế cái nghề quay đám cưới tại Việt Nam sướng hơn bên hải ngoại này. Thường bên đây có khi 12 giờ đêm Quân mới dọn dẹp dụng cụ sau một ngày quay phim còn tạI Vũng Tàu thì 8.30 tối là xong rồi.
Xong việc hỏi thằng chú rễ có xe nào về Sai Gon không, xe công công thì sau 6 giờ chiều là không có chuyến nào đi Sai Gon cả, nếu có thì chỉ còn xe dù thôi. Có nghĩa là ra đường quốc lộ đứng, thấy chiếc xe từ 7 đến 16 chỗ ngồi đi qua thì ngoắc một cái nếu nó ngừng thì đi Sài Gòn thôi. Thằng chú rễ nói chú ngồi ăn cơm đi vì cả tối không ăn sau đó theo chiếc xe 16 chỗ sáng đưa dâu đi về lại Sài Gòn. Quân thấy ngại nếu ngồi ăn uống vì bắt bác tài đợi, sau đó Quân nghe trên xe cũng đã có 10 người đợi đưa về nhà (vì họ sống quanh thành phố). Thế nói thằng chú rễ là phải đi thôi, vừa dứt câu là thằng anh chú rễ nói theo giọng VERY Bắc kỳ : “Chú cứ ngồi ăn, tài xế là phải đợi, mình muốn là trời muốn”. Nghe xong Quân lại càng phải nói nhanh là thôi cho về đi chú em. Ra tới xe, lên xe ngồi thằng nhỏ lại còn nói về tới Sài Gòn chú bảo tài xế dừng đâu thì nó sẽ dừng, cháu nói nó rồi thì nó phải nghe chú.
May mà Quân đã nhiều lần giao dịch với anh em Bắc kỳ, chứ theo thằng Bắc Kỳ con này chắc đi ra khỏi Vũng Tàu thằng tài xế bắt xuống đi bộ quá. Nguyên tắc làm ăn là thằng nào trả tiền là có uy quyền, thằng anh chú rễ một xu không bỏ mà mình nói ai nghe. Tuy nhiên Quân cũng thử hỏi chơi bác tài là cho xuống chợ Bến Thành được không, tài xế nói bến xe miền đông thôi. Nghe tới đó mình im re đâu dám nói anh thằng chú rễ vừa nói xong là đi tới đâu cũng được .
Lên xe là 9 giờ tối, gọi về cho Thanh Hương là trên đường về Sài Gòn, ngày mai có mục gì không. Hương nói như vậy là xe đi Vũng Tàu về Sài Gòn là 3 tiếng vậy sáng mai đi ăn sáng đi và sẽ gọi hết mọi người.
Sau khi xe bỏ hết khách xuống tạI Vũng Tàu, trên xe còn 3 người, bác tài lên hết ga mà chạy, cứ một đoạn có người ngoắc tay là bác cho lên, xe của bác chở thành xe dù rồi. Một khách lên là nói về Sài Gòn, bao nhiêu? Bác tài liền hỏi hồi sáng từ Sai Gon là bao nhiêu? nếu nói 30 ngàn là Bác Tài nói vậy 30 được rồI, ai nói 40 chục thì bác lấy 40, cứ theo giá sáng đi bao nhiêu thì về bấy nhiêu chứ không có giá RETURN. Rồi một thằng khách nhí lên xe, hỏi nó sáng đi bao nhiêu, nó nói sáng đi xe Chùa không mất tiền nhưng bác tài không sử theo kiểu vé FREE, bác nói liền 50 ngàn, coi bộ mắc hơn người khác.
Hơn 1 tiếng rưỡi sau Quân tới Hàng Xanh Sài Gòn rồi. Phải nói Bác Tài này chạy vượt tốc độ. Sau đó Quân đến khu tây ba lô gặp Duy nói dóc cho đến 1 giờ sáng.

2. Câu chuyện khác

Vào một buổi sáng, Thanh Hương phone tới kêu đi ăn sáng vào lúc khoảng 7 giờ. Vì Hương được rảnh nửa ngày. Vậy mà loay hoay chuyện trong nhà, tới 10 giờ Quân và Hương một ngồi ăn sáng tại quán Cao Nguyên (High land) phía sau tòa nhà nghị viện cũ gần đường Tự Do. Quán này theo kiểu tây phương là không được phép chụp hình trong quán vì sợ có đứa ăn cắp kiểu mẫu xây cất tiệm chăng?
Khi người phục vụ tới , Quân và Hương kêu hai phần ăn sáng, thì cậu ta hỏi ăn sáng theo kiểu Mỹ hay kiểu Việt Nam. Làm Quân và Hương cũng hơi chưng hững, vì không biết sự khác biệt, hỏi nữa sợ mình giống Hai Lúa đi Sài Gòn, vì khi vào quán High Land này thì trong đầu nghĩ ăn sáng là bánh mì , bánh ngọt, trứng gà, cà phê… chứ không có Phở, Mì hay Hũ Tiếu… Vậy sao có sự khác biệt. Thanh Hương đành phải hỏi ăn kiểu Mỹ là như thế nào? Còn Việt Nam ra sao? Sau đó có câu trả lời Việt Nam là chỉ có Trứng Gà và Bánh Mì thôi, cò kiểu Mỹ có thêm xúc xích… ô thì là vậy….

3. Chuyện nữa….

Trước ngày Duy về, gọi Quân buổi tối đi ăn tiệm phố xưa tạI đường Lê Quí Đôn. Ắn buổi chót với bạn hiền, cùng bạn gái là cô Sương và bạn bè của cô ta. Buổi ăn tạm biệt, nên Quân sữa soạn máy chụp hình, đèn flash đi chụp cho đẹp. Tới nơi sau khi uống nước giải khát, đợi món ăn. Quân mới lấy máy hình ra, à nhớ ra cái thẻ nhớ trong máy là cái thẻ mình sử dụng chụp đám cưới tại Vũng Tàu, có tới 800 tấm và 10 tấm chụp bạn bè ở Sài Gòn cùng với hai thằng con, mà hôm Chủ Nhật vừa qua cô bạn Thanh Hương nhất định đòi lấy 10 tấm hình này gời cho bạn bè trong nhóm. Rồi Thanh Hương quyết tâm tự làm lấy hết hình trong thẻ để vào máy Computer của Hương. Quân tin là Hương làm được nên cứ để Hương làm và khi Hương làm xong cũng không kiểm soát gì hết, tắt máy hình bỏ vào túi. Tuy nhiên, lúc đó trong đầu Quân cũng hiện câu nói đáng nhẻ không để ai đụng vào cái thẻ hình quan trọng này vì 800 hình cưới của người ta. Mà trong quá khứ Quân đi làm ăn đã bị quá nhiều tại nạn từ người khác. Rồi Quân cũng gạt bỏ suy nghĩ đó Thanh Hương bạn hiền mà , có gì xảy ra la ôi ối rồi.
Quân mở máy, kiểm tra thẻ một cái đã , rồi thay thẻ khác, cất thẻ này đi. Nhìn vào khung hình bé nhỏ phía sau máy hình thì một màu xanh nước biển, rồi còn hiện chữ NO IMAGE. Quân không tin vào mắt của Quân, rồi suy nghĩ lại là có khi nào mình bấm vào cái thùng rác trong máy mà xóa đi không, nghĩ hoài không ra, bấm đi bấm lại xem mấy tấm hình có trốn đi đâu không? Rồi dần dần đang ngồi trong phòng lạnh thì mồ hôi toát ra, từ bình tĩnh mất luôn bình tĩnh. Thủ phạm là ai? trước hết kiểm tra mình đã, nghĩ đi nghĩ lại từ hôm Chủ Nhật đến giờ người cuối cùng đụng máy mình là Thanh Hương. Vậy là ra rồi, không biết sao máy Computer của Thanh Hương tốt quá là tự động bôi hết hình trong thẻ nhớ trong máy chụp hình sau khi copy tất cả vào ổ cứng. Nhưng bây giờ làm sao phải đem 800 tấm hình này về. Ngày cưới của người ta mà, đâu thể mất được. à nhớ ra hôm đó Thanh Hương cop hơn 800 tấm vào máy NoteBook của Hương, vậy phải kiếm gấp. Lạy trời , lạy phật, lạy Chúa Jesu, Lạy luôn A La , Mohamed là bạn hiền của tui đừng xóa hình trong máy. Gọi điện thoại cầm tay không ai bắt, gởi TEXT là cần gặp gấp. Gọi về nhà không nhớ số, bắt Duy đi tìm, hỏi Hồng Khanh cũng không ra, trời ơi bình thường không gọi thì thấy hoài, giờ đang bị lữa đốt đít thì đi dâu rồi.
Vậy trong lúc này, không biết làm gì, Quân thấy cách giải quyết lo lắng là nên đi ra ngoài, đi qua đi lại để giảm căng thẳng và trong đầu phải suy nghĩ nếu Hương đã xóa hình trong máy là mình phải làm gì. Thứ nhất không thể nào đổ trách nhiệm vào Hương và tạo ra cái cớ đổ thừa vì đó là hạ sách. Vậy ai là người giỏi Computer để cứu vãn khi hình bị xóa. Hôm nay là Thứ Ba , còn vài ngày đến Chủ Nhật là lên máy bay về London rồi. Trường hợp tệ nhất là gặp gia chủ sau đó để họ chửi, rồI về đây không gặp ai nữa.
Rồi tiếng phone reng, kể Hương nghe chắc bên kia Hương cũng rụng rời tay chân và nhất Hương vừa xóa hết 800 trong máy vào hồi chiều. Cái họa này coi bộ nặng quá, không biết Quân chịu nổi không? RồI nói với Hương nhờ những người bạn đi cứu vãn trong ổ cứng của máy Computer và họ lắc đầu và vô phương.
Quân đi vòng vòng ở góc cây trước quán, ai nhìn tưởng bị thần kinh. Quân nhớ có một lần xem phim bộ HONG KONG, trong phim một cô gái đẹp xóa hết hình trong thẻ nhớ, đang rầu rĩ thì anh chàng đẹp trai tới tán cô và nói đủ khả năng lấy lại hình vì có phần mềm làm được . Quân liền hỏi anh bạn của Hương là có cách nào cứu từ thẻ nhớ trong máy chụp hình không? Anh ta nói không một cách rõ ràng. Thế là cơ hội tan hết, quay vào quán gặp Duy, thì Duy nói đi gặp một người , Quân thấy vậy nói thôi cho đi theo bây giờ tâm tư rối loạn , không có niềm vui ngồi ăn uống. Trên đường đi về nhà, Quân nhắn Hương nhờ bạn bè bên Mỹ giúp, còn Quân phải lên diễn đàn Photo trên Internet xem có ý kiến gì không?

Về tới nhà , Hương nói đang chờ tin tức của Minh Đen bên Texas. Quân cũng đang dò trên Internet. Vài giờ sau Minh Đen đưa tin tốt và nói có phần mềm cứu được. Cám ơn Minh rất nhiều đã bỏ thời gian đi giúp tụi này. Hương liền Download phần mềm xuống và thử các tấm thẻ của Hương thì những hình xóa từ từ hiện ra, vậy là ánh sáng cuối đường hầm loé ra. Hương đưa ý kiến, giờ qua nhà làm hình đi xong ngủ lại luôn. Thôi sợ bạn bè nghe được lấy cớ làm hình rồi ngủ luôn… Chuyện gì sáng mai hãy tính.
Sáng sớm 5 giờ Quân dạy, Quân dò trên Internet có máy phần mềm bán để hồi phục hình ảnh. Quân mua rồi cứu luôn . 800 tấm hình từ từ hiện ra thế là mọi chuyện trở nên bình thường.

Anh bạn của Hương nói không thể hồi phục trong thẻ nhớ , anh ta nói đúng mà lại sai là vì mình phảI dùng thẻ tốt , có danh hiệu như Fuji, Scan Disk thì như vậy mới cứu được, nhưng hàng NO NAME từ China thì cơ hội cứu không được. Vì hàng tốt sau khi xóa , thì ảnh chìm vẫn nằm bên trong thì lấy lạI được. Còn hàng dõm thì không còn ảnh chìm nữa , xóa là xóa hết. Nên anh bạn ta nói đúng khi xài thẻ dõm.Chuyện đã dài … He he he … cô bạn Thanh Hương của tui … thiệt mà nói…. Nếu bắt đền bà Hương là mất một đêm đi chơi với Duy, đi vào vũ trường đó. He he he thôi Stop mọi thứ là kỷ niệm rồi.

Ngôn Ngữ - Phần 2

Vâng, chị nói đúng những người sống tha hương như chị em mình luôn trân trọng tiếng mẹ đẻ, nhất là thuộc thế hệ thứ 1 thì càng quí tiếng xứ mình. Có nhiều nguyên nhân nhưng nhìn theo góc cạnh khôi hài là thế hệ thứ nhất khi đi định cư một quốc gia nào trên thế giới thì phải học tiếng xứ đó chẳng hạn tiếng Anh hay tiếng Pháp hoặc tiếng Đức… học cố tới mấy lúc nói chuyện với người bản xứ thì mình phát âm y như là tiếng mẹ đẻ (tiếng mẹ đẻ của mình là tiếng Việt nên mình nói tiếng Anh y như tiếng Việt). Hoặc nghĩ lại mấy ông Hoa Kiều Chợ Lớn nói tiếng Việt như thế nào thì chắc mình nói tiếng Anh cũng hơn mấy ông đó bao nhiêu.
Thêm nữa, Quân chú ý khi qua mình qua đây là cố gắng đi học, nếu dở thì mấy cái bằng học nghề, còn giỏi là lên tận Tiến Sĩ, nếu người nào chọn nghành văn chương, sử học, nghệ thuật… thì luôn cái đề tài hướng nội, như nói về Kiều, kinh tế Việt Nam thời Pháp thuộc , chiến tranh Việt Nam… hình như chọn đại loại các đề tài đó, lúc viết đề án rồi ra bảo vệ dễ hơn, khi bị các ông giáo sư hạch hỏi thì trả lời xuông sẽ. Quân cũng quen một ông, ngày xưa ông ta dạy học trường Hàng Hải Nha Trang, mà ông này thuộc loại gàn bát sách, chống chế độ Việt Nam tối đa nhưng chỉ dám ở bên đây chống thôi. Có điều ông ta chịu khó học lắm, qua đây học một lèo lên học Tiến Sĩ về nghành Toán. Mà khi ra đề án Tiến Sĩ ông ta chọn một thứ không hoàn toàn hướng Việt Nam mà hướng về Tàu luôn là ông dung kinh dịch Tàu để chứng minh số Không ( 0 ) có âm dương ngũ hành, bát quái tứ tượng, từ đó vận dụng công thức đó để thành công phương pháp người đưa thư. Vì từ xưa đến giờ phương pháp này không áp dụng hoàn chỉnh là vì những thành phố như London, hay Paris hoặc Rome ngay cả Sài Gòn là nhà xây trước khi làm đường, thì bao nhiêu công thức cũng không giải quyết là cách nào đưa thư nhanh chóng. Ngay cả Sài Gòn dù sau này có phát triển tới mấy thì đặt ống gas đến từng nhà là chuyện khó thực hiện. Vậy mà ông người quen của Quân nói là làm được nếu biết ra làm ra những phương trình, đến chỗ khó khăn thì sử dụng số Không. Ong ta giải thích lý luận kinh dịch, Quân chẳng hiểu gì hết, mà chỉ thấy y như truyện Anh Hùng Xạ Điêu tới đoạn Hoàng Dung đố bà Anh Cô mấy bài toán ngũ hành. Tất nhiên mấy ông Giáo Sư người Anh đâu chịu lý luận đó nên hơn 10 năm qua ông này vẫn không được bằng Tiến Sĩ.
Rồi nói về tụi nhỏ hơn ở hải ngoại cũng hướng nội, như cô bé Quỳnh Anh gì đó không nói nhiều tiếng Việt nhưng bài hát Bonjour Viet Nam thì cũng mang màu sắc quê hương. Các bạn trẻ chọn về nghành nhiếp ảnh là cũng chọn chủ đề về cội nguồn để qua đây triển lãm.
Ngược lại thì trong nước thì hướng ngoại nhiều hơn. Nhất là các quốc gia chậm phát triển thì cách nói chuyện càng bị lây tây. Có một lần nói chuyện với Bác Tuân tại London, bác đưa một quan điểm rất là lý thú mà Quân nhớ hoài. Bác nói ngày xưa người ta ủng hộ Tư Lực Văn Đoàn, đả phá phong kiến, các lý toét xã xệ, nhưng đi quá đà luôn là phá luôn tuần phong mỹ tục, phải tây hóa, ăn mặc theo tây và sau này thì lại trở lại cuội nguồn. Như các ông lảnh đạo nhà nước chê bai phong cách quan lại của ông Diệm nhưng giờ thì lại ăn mặc áo dài khăn đóng, mà có những bộ loè loẹt hơn.
Quân hay đi quay phim cưới, Quân chú ý các lễ cưới Việt Nam tại hải ngoại, nhất là gia đình từng lớp trí thức, hay người con lấy người tây phương thì đám cưới đầy bản sắc Việt Nam, chú rễ là áo dài khăn đóng, đầy đủ mâm quả hỏi vợ nhưng ngôn ngữ nói chuyện của đám nhỏ là tiếng bản xứ. Ngay cả Việt Kiều về Việt Nam lấy vợ là sáng đi rước dâu là phải mặc áo dài khăn đóng (hồi Quân về VN lấy vợ cũng vậy mà).
Còn những gia đình mà chỉ nó được tiếng Việt thì phần đông đám cưới ăn mặc phải là đồ tây, không có một chút gì Việt Nam cả. Thường khi đến những đám cưới này, Quân thường hay nghe được dặn là quay đẹp nha vì đám cưới hoành tráng lắm. Mới nghe tưởng là một lễ nghi trọng đại nhưng một lát là một chục chiếc xe Limousine, rồi đám khách ăn mặc loè loẹt đồ tây, các cô gái thì tóc vàng, tóc nâu, đi vào đón dâu nói chuyện bằng tiếng Việt duy nhất, còn phần lễ nghi cưới hỏi chẳng bao giờ có, nhìn như một gánh xiệc và chữ hoành tráng mình phải hiểu là thu hết 10 chiếc xe Limo vào ống kính.
Chị nói đúng là mình nên dể dãi trong vấn đề ngôn ngữ , vì khó quá mai mốt chẳng đứa nhỏ nào nói tiếng Việt với mình cả. 10 năm trước Quân có đi học khóa dạy tiếng mẹ đẻ , phải viết 6 bài tiểu luận, trong đó có một bài Quân viết là “Kẻ mạnh thì tồn tại”. Quân nêu ra vấn đề là nếu quốc gia đó hùng mạnh, văn hóa sẽ phát triển thì ngôn ngữ sẽ được đám trẻ hưởng ứng. Quân đi hỏi hơn chục đứa Việt Nam sang đây hồi 3 hay 4 tuổi, tiếng Việt tụi nó không giỏi cho lắm. Hỏi là nếu tiếng Việt là một tiếng tương đương như tiếng Anh, Pháp , Nhật , Đức… thì các em có bỏ công học không. 80% trả lời sẽ học.
Thật mà nói cái gì cũng có phần quyền lợi trong đó. Hơn 15 năm trước có người giới thiệu Quân dạy tiếng Việt cho một thằng Anh gốc Do Thái. Nó làm nghề đi tìm người đóng phim trong nghành điện ảnh, như các phim chiến tranh Việt Nam, lúc Mỹ thả bom dân chết , vậy phải kiếm người đóng vai dân, hay phim Universal Soldiers, mới vào phim có ca sĩ Thái Tài, đóng vai dân lành, bị bắn đùng chết , xong chuyện.
Nó tới nhà Quân học giờ đầu có vẻ chăm chỉ lắm, chịu học A, B, C… rồi đánh vần bờ a ba , mờ a ma sắc má, em xờ em xem… qua giờ thứ hai thì đổi ngược là thằng dạy tiếng Việt nghe thằng Do Thái kể chuyện tiếng Anh. Chẳng qua nó đang yêu một em gái Hải Phòng, con bé này cũng mê đóng phim nên nó chuyên đi tìm các hang phim cần thuê người Việt Nam. Mà gia đình con bé này không cho nó yêu cái dân tộc đã từng bán Chúa Jesu, thế là nó thất tình, giờ nó muốn chứng minh là tình yêu không biên giới từ văn hóa, ngôn ngữ và cho đến ngoại hình cao thấp nữa. Nó nhất quyết đi học tiếng Việt, mà không hiểu sao cái quyết tâm của nó làm Quân trở thành người tâm sự của nó. Mỗi tuần nó lại nhà trả tiền tâm sự sau đó bắt Quân viết thư tiếng Việt đến bố mẹ con bé. Cho tới một ngày nó đến nhà Quân khóc hu hu… là con bé cùng gia đình về Việt Nam chơi rồi và sẽ thay đổi địa chỉ. Thế là tình nghĩa thầy trò của Quân và nó cũng dứt luôn. Cho đến năm 1999, Quân gặp nó bất ngờ ngoài đường thì nó cười hề hề, nói là có vợ Việt Nam rồi, cũng Hải Phòng nhưng cô khác, về Việt Nam lấy và bây giờ nó cũng đổi nghề làm nghề bán vali ngoài chợ trời. Nhưng tiếng Việt của nó cũng chẳng khá hơn xưa, giờ có vợ Việt Nam thì vợ phải lo học tiếng Anh thôi.Thôi tới đây Quân cũng nên dừng vì đã liên miên quá nhiều . Viết riết chuyện ra ngoài đề tài. Lần sau đổi qua chủ đề khác nha chị

Ngôn Ngữ - Phần 1

Hồi còn bé tôi rất thích gặp anh chị bà con của tôi nhưng chỉ có một điều duy nhất là tôi hay bực mình mỗi lần chuyện trò với các anh chị vì hay chêm tiếng Pháp vào trong câu chuyện. Anh chị họ của tôi đều là dân trường Tây, họ học từ lớp vỡ lòng, về nhà thì đọc các loại sách hình bằng tiếng Pháp như Phan Tân & Sĩ Phú, Tí hon thần lực, Tin Tin , Asterix & Obelex… rồi họ còn nghe nhạc Pháp. Còn phần tôi là tiếng Việt 100%, chuyên đọc truyện hình làm từ Chợ Lớn, tiến bộ hơn là coi truyện hình Xì Trum, Lữ Hân & Phi Lục… là những loại truyện hình tây phương được dịch ra tiếng Việt.
Tuy nhiên các anh chị họ của tôi lại thích xem các loại truyện hình chợ lớn của tôi như Người Điện Quan, Ma Cà Rồng và nhất là Tề Thiên Đại Thánh bằng tranh. Ngoài ra họ thích nghe những câu chuyện ở ngoài đường tôi hay chơi như bắn bị, tạt lon, bông vụ.. hoặc cảnh trước trường học như quay số được ăn kẹo kéo, các chuồng dế bày bán học trò…Nhất là khi anh chị tôi được nghe các tên diễn viên như Lý Tiểu Long, Vương Vũ, Khương Đại Vệ, Địch Long… họ cảm thấy các loại phim võ thuật này quá hoang đường vì sao có cảnh phóng một cái lên nóc nhà, rồi anh diễn viên Vương Vũ cụt hết cánh tay, người đầy máu me mà đánh hoài không chết. Vì trong đầu anh chị họ tôi chỉ có những tên như Alain Delong, Liz Taylor, Robert Redford… Đó là sự khác biệt giữa hai thế giới giàu nghèo.
Khi qua tới hải ngoại, thời gian đầu, tôi hay đọc các tiểu thuyết viết trước năm 1975, lúc đó tôi kiếm được các quyển truyện của ông Chu Tử. Thường tựa đề sách của ông có một chữ mà thôi như Yêu, Ghen, Tiền…. ở cái tuổi mới lớn, tôi rất thích triết lý về cuộc đời của ông và câu truyện của ông có tình tiết khá hấp dẫn nhưng cũng lại một điều tôi rất ghét là vì ông hay chọt một câu tiếng Pháp vào. Làm đọc mất hứng. Sau này đọc thêm thì tôi được biết một phần sinh hoạt về ông ta. Tất nhiên có lời phê bình tốt xấu nhưng ở thế hệ tôi thì chỉ biết nghe mà thôi.
Sống ở nước ngoài vào thập niên 80 , nhất là ở thời không thể liên lạc với người trong nước, nên cái ngôn ngữ tiếng Việt của tôi sử dụng chỉ là đến 1975 , vì sau đó tôi không có cơ hội cấp nhất hóa các từ ngữ mới của tiếng Việt, nên vậy người từ Việt Nam mà nghe tôi nói chuyện chắc họ thấy tôi xài các từ ngữ xa lạ lắm, chẳng hạn tôi dùng chữ giải “Túc Cầu Thế Giới” thay vì “Bóng Đá Thế Giới”. Thêm nữa tôi nói chuyện lại chêm vài từ tiếng Anh. Thế là tôi từ từ giống anh chị họ mà không hay.
Bởi vậy, bây giờ nói tiếng Việt ở nước ngoài có nhiều giọng khác nhau. Một điều thú vị là em nhỏ nào sanh ở quốc gia nào trên thế giới là khi nói tiếng Việt sẽ mang giọng xứ đó. Các đứa cháu của tôi ở Mỹ nói tiếng Việt khác giọng mấy đứa cháu của tôi tại Pháp và Đức. Bắt buộc đứa nào nói tiếng Việt cũng phải có vài chữ tiếng bản xứ và kèm theo cử chỉ của nguời bản xứ trong một câu nói.
Khi về tới Việt Nam chơi vào cuối thập niên 90, tôi luôn cố nói tiếng Việt không có một chữ tiếng Anh nào. Có lẽ một phần tôi không muốn người tại Việt Nam biết tôi là Việt Kiều, phần nữa không muốn bạn bè chê là quên tiếng Việt. Vào cái thời đó, trong ngôn ngữ hàng ngày tại Sài Gòn không có pha tiếng Anh. Tôi còn nhớ vào năm 1996 chỉ thị nhà nước VN đưa ra là các bảng hiệu tại VN không được sử dụng tiếng nước ngoài, chẳng hạn “Đại lý hàng điện tử AIWA” thì có người tính phiên âm chữ “AIWA thành Ai Hoa”. Nhưng sau 13 năm thì tại Sài Gòn thay đổi khá nhiều trong ngôn ngữ của tuổi trẻ. Trong một câu nói là bọn trẻ phải có vài chữ tiếng Anh, chắc như vậy mới theo kịp thời Thượng. Tuy nhiên cái loại ngôn ngữ pha trộn này sử dụng nhiều nhất trong các trang BLOG của nhóm trẻ tại Việt Nam. Nếu họ cho đó là một cái mốt viết trong BLOG thì tôi lại cho chẳng giống ai. Tôi biết một người trẻ tại Sài Gòn, đời sống xem là diện trung lưu. Cô ta là người thành công, có làm một cái BLOG, nhưng khi tôi đọc BLOG của cô ta thì thấy các từ ngữ pha trộn trong câu viết, tôi cảm thấy khôi hài. Cha cô ta vừa mới mất, cô ta thông báo trên Blog như sau:
“My Mother pass away, cả nhà SAD quá muốn SIT với nhau để SING bài hát….. “
Nếu một người không biết tiếng Anh họ đọc chắc có cảm giác giống tôi khi đọc truyện Chu Tử. Mà nhiều trang BLOG của các em là pha chế tiếng Anh đủ kiểu, sử dụng đủ các câu tiếng Anh trong cái Blog của mình. Riêng tôi rất bị dị ứng với cái loại ngôn ngữ đối thoại trên Internet. Nếu sử dụng vài lần thì tôi chấp nhận nhưng trở thành ngôn ngữ thông dụng thì tôi không hài lòng chút nào chẳng hạn chữ QU đổi qua chữ W, chữ V thay thế chữ D , chẳng hạn Yêu Dấu được viết thành “Iêu Vấu”. Tất nhiên, thay đổi ngôn ngữ tạo nụ cười là một điều thú vị , như một số phim cười của Mỹ họ đã từng viết “ B 4 I C U…” (before I see you… ) hoặc “I CUP “ (I SEE YOU PEE) nhưng lạm dụng cái ngôn ngữ không chính thức thành ngôn ngữ hàng ngày thì tôi luôn bị phản ứng, chắc đây báo hiệu một tư tưởng bảo thủ khi ngày ngày càng lớn tuổi.
Hôm về Việt Nam vào cuối năm 2008. đi tản bộ với Duy trên con đường Nguyễn Thái Học, Duy có nói với tôi bây giờ tại Việt Nam họ nói tiếng Việt pha quá nhiều tiếng Anh, còn bọn mình thì nói từng câu phải cố sao là chỉ tiếng Việt thôi.
Tôi không trả lời cho Duy mà trong đầu suy nghĩ có lẽ đây một cái mốt mà ở các quốc gia chậm phát triễn bị vướng phải. Vì nhìn lại cái đất Sài Gòn vào đầu thập niên 60 thế hệ trẻ bị ảnh hưởng loại âm nhạc nửa tây nửa ta. Các ca sĩ trẻ cũng mang những cái tên tây ta lẫn lộn như Elvis Phương, Cathy Huệ, Billy Shane, ông Trường Kỳ là Johny Ky… rồi các ban nhạc như Blue Star, Crazy dogs, Uptight, Dreamer… May sau này có ban nhạc Phương Hoàng trong đó có ông Lê Hựu Hà và sau này Nguyễn Trung Cang mới tạo thành một luồng Việt Nam hóa âm nhạc và từ đó ông Phạm Duy mới sáng tác một lô bài hát có ảnh hưởng của anh em nhà Carpenter như bài “Trả lại em yêu” hay “tuổi 13”. Thêm nữa cuốn phim “Trường Tôi” được sản xuất cho thấy nền âm nhạc trẻ của Việt Nam bớt bị lai căng. Cho tới ngày hôm nay tôi không còn nghe ai hát bài “nằm vắt tay lên trán…” trong truyện phim trường tôi nữa.
Trong những năm qua tôi được biết thêm một số từ tiếng Việt hay được sử dụng điều đặn trong đời sống hàng ngày như “Nổi cộm, hoành tráng, đột phá, bó tay, vô tư…” nếu sử dụng các từ này ở giới hạn nào thì tôi thấy rất hay nhưng dùng cho bất cứ cho mọi hoàn cảnh thì tôi bắt đầu thấy ngôn ngữ xứ mình bắt đầu thành hạn chế chỉ lanh quanh ở các từ này mà thôi. Dù sao Việt Nam mình có một ưu điểm là từ bắc chí nam chỉ dùng một ngôn ngữ không bị lung tung như anh Tàu, anh Phi Luật Tân hay anh Ân Độ, do vậy mình có nhiều thuận lợi phát triển ngôn ngữ hơn các nơi khác và quan trọng nhất nghành giáo dục văn chương trong học đường được thay đổi…

Đi xem triễn lãm về kỹ thuật số

Hôm nay bỏ hết mọi việc lái chiếc xe cà là tàn của mình lên
phía miền trung nước Anh, để xem triễn lãm về công nghệ nhiếp ảnh. Vừa đi vừa về khoảng 400 cây số, thấy cũng khá xa nhưng thấy vui vì biết được nhiều điều tiến bộ của nhân loại.
Khi tới tòa nhà triễn lãm nhìn qua sơ đồ trên tay là có sự hiện diện gần 200 gian hàng, như vậy tha hồ mà học hỏi. Vừa bước qua khỏi cửa là thấy hai gian hàng khổng lồ của hai anh đại gia là Nikon và Canon, dân anh chị nên chơi cái gì cũng bảnh, hai anh đem hết mấy ảnh xếp hàng loạt, từ D40 Nikon cho đến DX3S Nikon, rồi anh Canon cũng không chịu thua, đem hết máy ảnh đi cùng với các loại ống kinh cở hạn 600m trở lên, nhìn cái ống kính mà nghĩ tới bà xã của mình và cô Thanh Hương mà cầm chụp thì chắc hai cô té lăn cù ra đất luôn. Nhờ vậy mình có thể nhắm các ống kính này, mà đầu óc nghĩ lung tung là có ống kính này mà đem ra biển chụp người đẹp từ xa chắc thích lắm nhỉ.
Đi sâu vô trong cùng thì không còn anh đại gia nào hết, thì thấy một gian hàng rất là khiêm tốn nhưng lại vô cùng ý nghĩa, một gian hàng bán những máy hình cổ xưa để giúp người cao niên tàn tật mà thích nhiếp ảnh. Họ bày những máy ảnh xài phim 35mm, có những loại SLR Pentax, Chinon, Olumpus, Zenit … rồi những cái Canon net thời 196… hay 197.. là mình nghĩ đến bạn Thanh Hương là anh Tùng bên Canada, chắc có anh tại đây thì chắc anh sẽ làm một điều là “trước mua vui , sao làm nghĩa” cầm vài cái máy đó về chụp thử. Đó là hình ảnh đối nghịch trong cuộc triễn lãm này vì 99% các công ty có mặt là họ đem những cái gì mới nhất, hay nhất để bán cho khách hàng, chỉ có 1% là một nơi duy nhất đem cái xưa nhất ra trưng bày mà những thứ đó mới ngày nào được xem là sự tiến bộ của nhân loại, giờ cầm chiếc máy đó lên cũng có đôi phần bùi ngùi về sự đào thải và người chung quanh đang để tâm vào những linh kiện phần mềm như Photoshop, Photo Suit, Corel Draw… những giàn đèn tối tân sử dụng trong phòng studio, nhất là kỹ nghệ in ấn về những quyển hình cưới hỏi. Các quyển album đó in quá đẹp những giá cả cao cấp khoảng từ $2,000 trở lên. Ngoài ra có những quyển sách do các nhiếp ảnh nổi tiếng đi chụp về đời sống Hà Nội, chụp đẹp và in còn đẹp hơn.
Họ cạnh tranh ở mọi khía cạnh, đến những mức độ không biết tả như thế nào. Khi mình đứng nhìn một quyển sách hướng dẫn các thế chụp cho một lễ cưới thì vào trang là họ có bài dạy tên gọi là “SEXY ENGAGEMENT” là cô dâu chú rễ mặc áo lót thôi, trưng bày những nét khiêu gợi trên cơ thể, rồi những tư thế uốn éo, rồi anh chị xuống hồ bơi khỏa thân dưới nước cho thấy một ẩn hiện mờ ảo.
Còn phần Quân vẫn cái tật bon chen thấy các nàng người mẫu đứng chụp hình triễn lãm, Quân cũng phải khiều một em ra chụp hình vì ít ra cho quí phụ nữ trong nhóm là quí ông vẫn còn có giá lắm, nhưng luôn chung thủy với vợ con, chứ biến một cái là có em út rồi đó… Thấy bảnh không ?????

Sài Gòn Du Hý - 2008 - Phần 1

Chuyến hành trình trở về xứ Việt năm 2008 này tưởng chừng sẽ được lý thú hơn những lần trước vì sẽ được sự họp mặt của những tên Việt Kiều từ Canada, Hòa Lan và Mỹ cùng với bạn bè trong nước nhưng mọi việc không được như ý là thiếu xót sự hiện diện của Minh và Khải. Vào phút chót nhận được Email của Minh là hoàn cảnh gia đình, nên rất là thông cảm cho bạn. Còn Khải thì im lặng, cho đến giờ không biết nguyên nhân thế nào. Thế là chỉ còn Duy và Quân, hai thằng đúng là có cái duyên gặp nhau rất điều đặn tuy là sống cách xa nhau cả một bờ Đại Tây Dương và hai thằng cũng có những sở thích khá giống nhau là có thể ngồi “Đồng” ở quán cà phê từ giờ này qua giờ khác mà không biết chán và nhất là thấy gái đẹp nhìn không chớp mắt.

Duy đến Sài Gòn từ cuối tháng 11 năm 2008, sau đó lấy những chuyến du lịch đi quanh các nước lận cận Việt Nam như Trung quốc và Mã Lai để chờ đợi Quân đến Việt Nam vào giữa tháng 12.

Khí hậu thế giới có những biến chuyển nên gây ra thời tiết bị thất thường, bởi vậy Sài Gòn không có những ngày nóng nực suốt tháng 12, đặc biệc nhất có những ngày mưa tầm tả và qua đến tháng giêng vào buổi sáng nhiệt độ dưới 20 độ C. Khi Quân bước chân xuống phi trường Tân Sơn Nhất vào ngày 18 tháng 12 không cảm thấy khó chịu với thời tiết, nhìn chung quanh sân bay phải công nhận là phát triển tốt hơn năm trước cho dù có bị cơn hỏa hoạn tại sân bay quốc nội vào hổi tháng 9 hay tháng 10 gì đó. Chỗ đón khách rộng rãi hơn xưa, nhiều hàng quán bên trong và có trật tự hơn. Tuy nhiên cách tiếp khách của mấy ông nhân viên tại chỗ nhập cãnh vẫn chưa bỏ được phong cách quan liêu, mà mấy ông nhân viên này mặt mũi trên dưới 30, kể ra cũng lạ vì mình hay nói lớp trước còn quen cách sống thời bao cấp, vậy hy vọng lớp sau sẽ khác biệt vậy mà xem chừng lớp bây giờ cũng còn muốn học tập theo phong cách người đi trước. Rồi mấy ông bà nhân viên hải quan vẫn chưa thấy học được hết “ 5 điều của Bác Hồ dạy” nhất là câu “Yêu Tổ Quốc, Yêu Đồng Bào”, là sau khi đi qua khâu nhập cảnh là đến Hải Quan, ai đã về Việt Nam thì cũng biết khi tới đó phải liệng vali qua máy rọi X Ray để xem có mang đồ quốc cấm hay chăng. Thì trước mặt Quân là một bà cụ Việt Kiều với 3 cái Vali nặng nề, xem chừng không cách nào cụ có thể đem từng cái Vali để lên máy, Quân nhìn qua các ông bà HảI Quan thì ai nấy sức khoẻ dồi dào nói chuyện vui như ngày Tết, một người thì mắt nhìn vào màn hình kiểm tra, nhưng không một ai đoái hoài đến cụ già. Thế là Quân đành khệ nệ đem từng vali cho cụ già và sau khi kiểm tra lại xếp xuống xe đẩy. Bà cụ cám ơn và Quân chúc cụ một chuyến đi vui vẻ. Quân ngẩm nghĩ chắc các nhân viên hải quan chắc cho là bác Hồ không biết sau này có loại đồng bào thuộc loại khúc ruột ngàn dậm nên Bác không có câu “Yêu Việt Kiều”, vậy hơi đâu phải giúp đỡ mấy tên Việt Kiều này.

Lần này Quân về cũng bị bận rộn với gia đình vợ vì bên đó có hai cái đám cưới, nên những tuần lễ đầu Quân cũng chưa trọn vẹn với bạn bè trong nước. Nhưng Quân cố gặp cho được Thanh Hương vào đêm đầu tiên vì Quân đã cố ý chọn một món quà tặng Thanh Hương. Nghe tưởng chừng có cái gì đặc biệt lắm, thật ra là không, tại trước khi rời London, Quân mới nghĩ ra một việc rất là con nít , nhưng cậu Thái luôn cho thằng Quân có những tư tưởng rất là đểu theo kiểu Bắc Kỳ. Biết Thanh Hương giờ có đầy đủ máy chụp hình mà lại thiếu cái túi đựng máy, Quân thấy vậy nếu giờ tặng Hương cái túi thì Hương sẽ sữ dụng và cầm đi theo trên người thì như vậy Thanh Hương sẽ không bao giờ quên Quân hết …. Ha ha ha ha ha ha … một suy nghĩ thật là thú vị.
Sau khi liên lạc với Hương thì biết Duy ngày 22 tháng 12 mới về đến Sài Gòn sau những ngày vui chơi tạI Mã Lai. Lần này Hương có nói bạn bè tại Việt Nam năm nay có những khó khăn trong cuộc sống riêng tư nên khó mà có cuộc hợp mặt đông đảo như các lần trước. Cũng vì vậy làm Quân mất đi nguồn hứng thú viết câu chuyện mỗi ngày cho bạn bè khắp nơi đọc và nghĩ sẽ không viết gì luôn.
Đêm 22 tháng 12 Duy gọi cho Quân, Duy về đến Sài Gòn được vài giờ. Bạn hiền 2 năm gặp lại rất là vui. Duy không thay đổi gì cho lắm, luôn có nụ cười rộ khi nghe những câu nói tiếu lâm hay câu chuyện thú vị. Hai thằng ngồi uống cà phê đến lúc tiệm đóng cửa và sau đó bước qua khu ăn khuya đường Nguyễn Trãi tiếp tục câu chuyện. Các tiệm mang tên như Dìn Ký hay Tân Hải Vân là có nhiều kỷ niệm cho 3 thằng Việt Kiều và một thằng Việt Nam là Quân, Duy, Minh và Lân, vì cả đám có những đêm ngồi ăn uống để xem sinh hoạt Sai Gòn về đêm như thế nào? ngồi như thế cho đến tờ mờ sáng. Vậy mà lần này không thể nào tạo ra được không khí như vậy nữa.

Ngày hôm sau họp mặt lại một nhóm nhỏ, do lời đề nghị của Thanh Hương. Với sự họp mặt của Khanh, Hương, Duy , vợ chồng Lân và gia đình của Quân. Sau buổi ăn uống, mọi người có ý kiến là kêu Quốc Chính ra, ai cũng biết Chính là thầy giáo chạy Show, dạy học cho đến 8 hay 9 giờ khuya mới xong. Vậy mà ré một tiếng đến 9.30 khuya thấy Chính hiện diện với mọi người rồi. Câu chuyện vẫn liên tục cho đến một đề tài khá hấp dẫn từ Hồng Khanh là Khanh thông báo có một quán Cà Phê trên đường Nguyễn Đình Chiểu, có nhiều bong hồng trong đó, mà các nàng có những bộ ngực đàn ông nhìn vào là chảy nước miếng (nói theo kiểu Minh), vì bộ ngực thuộc loại “Khổ Lòng”, nếu ai mà biết cô gái nổi tiếng trên mặt báo PLAY BOY là Samatha Fox thì các kiều nữ tại đây không thua gì.
Sau đó mọi người có ý kiến là phải có một cuộc thám hiểm, đây là ý rất hay và sẽ được tổ chức trong vài ngày sắp đến….
Xin tạm ngừng tại đây vì người viết bắt đầu làm biếng rồi… hẹn ngày mai